Một số bức ảnh do VACA chụp hiện tượng nguyệt thực nửa tối hôm này (ngày 21 tháng 12). Do điều kiện thời tiết không tốt cũng như điều kiện không khí ô nhiễm tại Hà Nội nên những bức ảnh có phần còn chưa thật sự rõ nét, các độc giả bỏ lỡ hiện tượng vừa rồi do không có thời gian hay do điều kiện địa điểm, thời tiết ... có thể tham khảo.

Ngày 21 tháng 12 năm 2010 này (tức ngày 16 tháng một năm Canh Dần theo âm lịch), hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra, tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể quan sát được nguyệt thực nửa tối trong thời gian ngắn.

 

 

Những nhà khoa học uy tín nhất thế giới cho rằng, thí nghiệm nuôi cấy loại vi khuẩn lạ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.



Chúng ta đã biết đến khoảng 150 tập hợp phong phú các ngôi sao già được gọi là các cụm tinh hình cầu (globular cluster) đang quay quanh thiên hà của chúng ta, Ngân hà. Những bức ảnh mới của Messier 107, chụp bởi Bộ thu ảnh trường rộng (Wide Field imager) của kính thiên văn 2,2m tại đài quan sát ESO’s La Silla ở Chilê, phơi bày cấu trúc của một cụm tinh hình cầu này với độ sắc nét cao. Nghiên cứu những cụm thiên thể này sẽ hé lộ nhiều vấn đề về lịch sử của thiên hà chúng ta đang ở và cách thức mà các ngôi sao tiến hóa.

 

Mưa sao băng Geminids là trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm, với số sao băng quan sát được vào lúc cực điểm lên tới hơn 60 sao băng mỗi giờ. Năm nay mưa sao băng Geminids có giờ cực điểm không trùng vào giữa đêm của chúng ta, nhưng mặt khác Mặt Trăng lặn khá sớm cùng với thời tiết tốt, nhất là khí hậu khá ấm so với mọi năm của miền bắc Việt Nam sẽ là điều kiện khá lý tưởng để có thể quan sát trận mưa sao băng này.