- Chi tiết
- Administrator
- Tin tức
Cuối tháng 7, mưa sao băng Delta Aquarids sẽ đạt cực điểm và sẽ là cơ hội cho người yêu thích thiên văn quan sát hiện tượng này. Kéo dài từ giữa tháng 7 đến gần cuối tháng 8, nhưng cực điểm - thời gian lý tưởng nhất để quan sát - chỉ rơi vào ngày 28, 29 tháng 7 hàng năm, đây là một mưa sao băng loại trung bình và là một sự hỗ trợ cho mưa sao băng Perseids sẽ có cực điểm vào giữa tháng 8.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Một nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Arizona đã tìm ra và xác nhận một kho tàng các hành tinh mới nhờ kính thiên văn không gian Kepler của NASA trong nhiệm vụ K2. Trong tổng số 197 ứng viên ban đầu, các nhà khoa học xác nhận 104 hành tinh tồn tại bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Hơn thế nữa, 4 hành tinh trong số đó có khả năng cao là các hành tinh đá.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Hai nhà thiên văn học với sự hỗ trợ của Twitter đã tìm ra bằng chứng mạnh nhất từng có về một cấu trúc khổng lồ dạng chữ X tạo thành bởi các sao trong khu vực chỗ phình trung tâm của thiên hà chúng ta - Milky Way.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Nếu như nguồn gốc của sự sống cũng phổ biến trên các thế giới khác với chúng ta, vũ trụ hẳn sẽ như một vườn thú đầy những sinh vật đa bào phức tạp. Dirk Schulze-Makuch, một nhà sinh vật học tại Đại học Bang Washington đã lấy tiến hóa của sự sống trên Trái Đất làm mẫu để phỏng đoán những sinh vật sống trên các hành tinh và vệ tinh xa xôi mà con người có thể tìm được. Bài báo của ông đã được đăng trên tạp chí Life.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã sử dụng thiết bị quan sát hồng ngoại của kính thiên văn VLT (Very Large Telescope) của ESO với mục đích nắm được một cách chi tiết và toàn diện nhất về tinh vân Orion vào thời điểm hiện tại. Kết quả thu được không chỉ đơn thuần là một bức ảnh ngoạn mục của Orion mà hơn thế nữa là sự phát hiện của các sao lùn và các vật thể có khối lượng cỡ hành tinh. Sự hiện diện của các vật thể này đã mở ra một góc nhìn khá thú vị về lịch sử hình thành sao trong tinh vân này.