Sao Kim có thể đã có một đại dương nông chứa nước lỏng và nhiệt độ bề mặt cho phép sống được trong khoảng 2 tỷ năm đầu từ khi nó hình thành, theo mô hình máy tính mới đây về khí hậu cổ đại hành tinh của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu không gian Goddard (GISS) của NASA đặt tại New York.

 

 

Một trong những vấn đề lớn nhất khi nghiên cứu lỗ đen chính là những định luật vật lý mà chúng ta biết không áp dụng được ở những vùng sâu thẳm nhất của chúng. Một khối lượng lớn vật chất và năng lượng tập trung trong một khoảng không gian vô cùng nhỏ. Điểm kì dị, nơi không-thời gian bị uốn cong đến vô tận và mọi vật chất đều bị phá hủy. Hay sẽ như thế nào nữa? Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Viện vật lý hạt (IFIC, CSIC-UV) ở Valencia gợi ý rằng vật chất trên thực tế có thể sống sót qua việc xâm nhập vào những thiên thể này và đi ra ngoài ở phía bên kia.

 

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xác định chính xác các hành tinh tương tự như Trái Đất trong số hơn 4.000 ngoại hành tinh được phát hiện bởi sứ mệnh Kepler của NASA. Nghiên cứu chỉ ra 216 hành tinh nằm trong vùng sống được (khu vực xung quanh một ngôi sao mà ở đó có thể giữ nước ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh). Trong số đó có 20 ứng viên tốt nhất cho hành tinh đá có thể sống được giống như Trái Đất.

 

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, một vùng không gian rộng lớn gần trung tâm Milky Way – trong khu vực được gọi là đĩa bên trong – hoàn toàn vắng bóng những ngôi sao trẻ.

 

 

Perseids, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 12 tháng 8 tới đây. Đặc biệt hơn mọi năm, rất, rất có thể năm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc bùng nổ bất thường của hiện tượng này với mật độ sao băng gấp đôi thông thường.