Sunspot

Một cụm các vết đen Mặt Trời có kích thước gấp 15 lần đường kính của Trái Đất đã được chụp ảnh bởi robot Perseverance của NASA đang làm việc ở Sao Hỏa vào tuần trước. Hiện giờ, những vết đen này đang hướng về phía Trái Đất, với khả năng sẽ tạo ra những quầng lửa mạnh.

Sagittarius A*

Lỗ đen siêu nặng ở trung tâm thiên hà Milky Way đang quay nhanh đến mức nó làm biến dạng không - thời gian xung quanh thành hình dạng như một quả bóng bầu dục, theo một nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA và Đài quan sát Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) của Quỹ Khoa học Quốc gia (Mỹ).

spiral galaxy

Kính thiên văn Không gian James Webb (JWST) vừa công bố hình ảnh của 19 thiên hà xoắn tương tự Milky Way, với các sao, khí và bụi được thể hiện chi tiết một cách đáng kinh ngạc. Những hình ảnh này cho thấy các thiên hà ở quy mô nhỏ nhất từng được quan sát bên ngoài thiên hà của chúng ta.

Proxima Centauri

Proxima Centauri B là ngoại hành tinh gần Trái Đất nhất. Đó là một hành tinh có khối lượng tương đương Trái Đất và nằm ngay trong vùng sống được của một sao lùn đỏ cách chúng ta chỉ 4 năm ánh sáng. Nó nhận được năng lượng bằng khoảng 65% mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời, và tùy thuộc vào lịch sử tiến hóa mà nó có thể có đại dương chứa nước và một bầu khí quyển giàu oxy.

N79

Bức ảnh này chụp bởi kính thiên văn không gian James Webb của NASA/ESA/CSA cho thấy một vùng H II trong thiên hà vệ tinh của chúng ta, Mây Magellan Lớn (LMC). Tinh vân này, được biết đến với tên N79, là một vùng chứa đầy hydro nguyên tử liên sao đang bị ion hóa, được ghi lại bởi máy ảnh trung hồng ngoại (MIRI) của Webb.