Lý thuyết về vật chất tối (dark matter) cho biết rằng khoảng không giữa Mặt Trời và các ngôi sao láng giềng của nó cũng như ở các khoảng cách khác trong vũ trụ. Tuy nhiên quan sát mới đây với độ chính xác cao đã cho thấy không có bằng chứng nào của vật chất tối giữa Hệ Mặt Trời và các sao láng giềng của nó. Điều này có thể có nghĩa là việc tìm kiếm sự tồn tại của các hạt vật chất tối trên Trái Đất sẽ không có cơ may thành công.

Nghiên cứu mới cho biết có hàng tỷ sao trong thiên hà của chúng ta đã bắt giữ những hành tinh lang thang đi qua gần chúng để đưa vào hệ thống của mình. Các hành tinh này giống như những kẻ bất hảo bị tống cổ khỏi gia đình nơi chúng sinh ra, và rồi một lúc nào đó có thể rơi vào một mái nhà khác với một ngôi sao khác. Phát hiện này có thể giải thích sự tồn tại của một số hành tinh với quĩ đạo xa đến đáng ngạc nhiên từ sao mẹ, và thậm chí cả sự tồn tại của các hệ hành tinh kép.

 

Các miệng núi tạo thành do va chạm của các tiểu hành tinh với Trái Đất có thể là một nơi lý tưởng để tìm hiểu về sự sống ngoài Trái Đất, một nghiên cứu mới đây đã gợi ý như vậy. Các vi sinh vật đã được phát hiện nằm sâu trong một vùng ở Mỹ nơi một tiểu hành tinh đã rơi xuống khoảng 35 triệu năm trước.

Mưa sao băng Lyrids đã bắt đầu diễn ra và sẽ đạt cực điểm vào đêm 21 và 22 tháng 4 này. Trận mưa sao băng diễn ra vào đầu tháng âm lịch, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của Mặt Trăng. Có vẻ như đây là một điều kiện thuận lợi, tuy nhiên người yêu thiên văn tốt nhất không nên hi vọng nhiều vào trận mưa sao băng này.

 

Các nhà khoa học tại đại học Oklahoma (OU) đã phát hiện ra hai sao lùn trắng được coi là già nhất và gần nhất mà chúng ta từng biết tới. Các nhà thiên văn học xác định rằng hai sao có tuổi thọ từ 11 tới 12 tỷ năm này chỉ cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng. Đây là các sao gần nhất trong số các sao già ra đời sớm ngay sau Big Bang từng được biết tới.