Bão Mặt Trời và sự giải phóng năng lượng ở nhật hoa (CMEs) có thể làm mòn bề mặt của Mặt Trăng theo như mô phỏng máy tính của NASA. Ngoài việc làm mất đi một lượng lớn vật chất bề mặt, đây còn có thể là nguyên nhân làm biến mất khí quyển của những hành tinh như Sao Hỏa vốn khôngđược bảo vệ bởi từ trường.

Đây là một số hình ảnh về hiện tượng nguyệt thực tối 10 tháng 12 vừa qua ghi lại tại Việt Nam. Các hình ảnh này do thành viên và những người bạn của VACA ghi lại tại khu vực miền Nam do miền Bắc và miền Trung đều không thể quan sát hiện tượng này.

 

Mưa sao băng Geminids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhấttrong năm, đồng thời là hiện tượng thiên văn cuối cùng của năm 2011 này. Tuy nhiên, Mặt Trăng sẽ là cản trở lớn cho những người quan sát để có thể thấy được các sao băng của hiện tượng hấp dẫn này.

 

Như thông tin chúng tôi đã đưa, nguyệt thực toàn phần đêm 10 tháng 12 vừa qua không chỉ ở Việt Nam mà còn một bộ phận lớn châu Á, châu Đại Dương và một phần Đông Âu, Bắc Mỹ có thể quan sát hiện tượng này. Mặc dù tại Việt nam chúng ta chỉ có một vài khu vực nhỏ có thể quan sát thì ở nhiều nơi trên thế giới các nhà thiên văn, người yêu thiên văn và các nhà nhiếp ảnh vẫn có thể quan sát và ghi hình hiện tượng này, dưới đây là một số hình ảnh.

Vào ngày 10/12 sắp tơi, lần thứ hai trong năm nay, Việt Nam chúng ta lại được đón xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Mặt Trăng sẽ vào vùng bóng nửa tối lúc 18h33 (giờ Việt Nam), bắt đầu nguyệt thực. Tuy nhiên, bóng nửa tối làm giảm độ sáng của Mặt Trăng không đáng kể nên rất khó nhận ra giai đoạn này. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối lúc 19h45. Từ đây Mặt Trăng bắt đầu bị khuyết do tối mất một phần cho đến khi nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối lúc 21h06. Lúc này Mặt Trăng có màu đỏ, khác hẳn với ánh trăng rằm bình thường.