Bề mặt Sao Kim được coi như là địa ngục bởi cái nóng, khô và ngột ngạt của bầu khí quyển dày đặc các khí độc hại. Nhưng Sao Kim đã từng được bao phủ bởi các đại dương. Hành tinh này dường như là quá nóng để tồn tại nước, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó đã từng có các đặc tính kỳ lạ của các đại dương Carbon dioxide lỏng.

Năm 2014 đã hết và năm mới lại tới. Năm 2015 đã được chọn là Năm ánh sáng quốc tế để kỉ niệm rất nhiều sự kiện khoa học liên quan tới ánh sáng - một đối tượng cơ bản của vậ lý và thiên văn học. Cũng như mọi năm, năm 2015 sẽ cho phép người yêu thích bầu trời quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn thú vị. Dưới đây là danh sách và lịch trình xảy ra các hiện tượng có thể quan sát tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu ở Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cho biết họ đã phát hiện một tín hiệu lạ ở dải X-ray đến từ thiên hà Andromeda và cụm thiên hà Perseus. Các nhà thiên văn học cho rằng những phát xạ lạ này có thể là dấu hiệu của vật chất tối. Nếu được xác nhận, nó sẽ là bằng chứng trực tiếp đầu tiên của vật chất tối.

 

Mưa sao băng Geminids, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm sẽ có cực điềm diễn ra vào đêm 13, rạng sáng ngày 14 tháng 12 này. Đây cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý cuối cùng của năm nay. Nếu thời tiết cho phép, bạn sẽ có cơ hội quan sát nhiều sao băng của hiện tượng này.

 

Nghiên cứu mới của các nhà vật lý châu Âu có thể giải thích tại sao vũ trụ không sụp đổ ngay sau Big Bang. Các nghiên cứu về hạt Higgs - loại hạt gây ra hiệu ứng khối lượng cho vật chất, đã được khám phá vào năm 2012 tại CERN - gợi ý rằng sự tạo thành các hạt Higgs trong quá trình giãn nở gia tốc của vũ trụ sớm (thời kì lạm phát) có thể dẫn tới sự bất ổn định và sụp đổ.