Các nhà nghiên cứu ở Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cho biết họ đã phát hiện một tín hiệu lạ ở dải X-ray đến từ thiên hà Andromeda và cụm thiên hà Perseus. Các nhà thiên văn học cho rằng những phát xạ lạ này có thể là dấu hiệu của vật chất tối. Nếu được xác nhận, nó sẽ là bằng chứng trực tiếp đầu tiên của vật chất tối.
Các nhà thiên văn học tin rằng vật chất tối có tồn tại, nhưng nó vẫn hoàn toàn chỉ là giả thuyết. Không có nó, mọi thứ các nhà khoa học biết về vũ trụ sẽ nằm ngoài các tính toán của họ và mô hình của các vận động khác nhau giữa các thiên thể sẽ không còn giá trị.
Theo ước tính, cấu tạo của vũ trụ có tới 80% là vật chất tối – gây ra trường hấp dẫn xung quanh nó. Do vật chất tối không phát xạ và cũng không hấp thụ ánh sáng, nên nó gần như không thể quan sát.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Trường bách khoa liên bang Lausanne (EFPL), Thụy Sĩ cho biết đã có tín hiệu của vật chất tối. Tín hiệu được mô tả là “phát xạ photon yếu và không điển hình” – không thể đến từ bất kỳ loại hạt hay vật chất nào đã biết.
“Sự phân bố của các tín hiệu bên trong thiên hà tương ứng chính xác với những điều chúng tôi mong đợi ở vật chất tối – đó là tập trung và cường độ mạnh ở trung tâm của các thiên thể và yếu, khuếch tán ở phía dìa” nhà nghiên cứu Oleg Ruchayskiy, một giáo sư Thiên văn học tại đại học Leiden, giải thích trên báo chí.
Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt các giả thuyết về loại hạt thực sự tạo nên vật chất tối, gồm các hạt nặng tương tác yếu (WIMPs) và các axion. Nhưng lý thuyết phổ biến nhất liên quan đến giả thuyết “neutrino tinh khiết”, cái có liên quan tới neutrino “bình thường” – một hạt hạ nguyên tử cơ bản gây ra tương tác yếu và không mang điện.
Nó giả thuyết rằng một neutrino tinh khiết phân hủy có thể phát ra các photon – do đó, nó phát xạ ra các tia X kì quái và được phát hiện bởi kính thiên văn XMM-Newton của ESA
“Sự xác nhận của phát hiện này có thể dẫn tới viêc xây dựng các kính thiên văn mới được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu các tín hiệu đặc biệt của vật chất tối” đối tác nghiên cứu của Ruchayskiy, Alexey Boyarsky, cho biết. “Chúng tôi sẽ biết nơi để theo dõi các cấu trúc tối trong không gian và sẽ có thể tái tạo lại sự hình thành của vũ trụ”.
Ngọc Ánh (VACA)
Theo Space Daily
Theo ước tính, cấu tạo của vũ trụ có tới 80% là vật chất tối – gây ra trường hấp dẫn xung quanh nó. Do vật chất tối không phát xạ và cũng không hấp thụ ánh sáng, nên nó gần như không thể quan sát.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Trường bách khoa liên bang Lausanne (EFPL), Thụy Sĩ cho biết đã có tín hiệu của vật chất tối. Tín hiệu được mô tả là “phát xạ photon yếu và không điển hình” – không thể đến từ bất kỳ loại hạt hay vật chất nào đã biết.
“Sự phân bố của các tín hiệu bên trong thiên hà tương ứng chính xác với những điều chúng tôi mong đợi ở vật chất tối – đó là tập trung và cường độ mạnh ở trung tâm của các thiên thể và yếu, khuếch tán ở phía dìa” nhà nghiên cứu Oleg Ruchayskiy, một giáo sư Thiên văn học tại đại học Leiden, giải thích trên báo chí.
Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt các giả thuyết về loại hạt thực sự tạo nên vật chất tối, gồm các hạt nặng tương tác yếu (WIMPs) và các axion. Nhưng lý thuyết phổ biến nhất liên quan đến giả thuyết “neutrino tinh khiết”, cái có liên quan tới neutrino “bình thường” – một hạt hạ nguyên tử cơ bản gây ra tương tác yếu và không mang điện.
Nó giả thuyết rằng một neutrino tinh khiết phân hủy có thể phát ra các photon – do đó, nó phát xạ ra các tia X kì quái và được phát hiện bởi kính thiên văn XMM-Newton của ESA
“Sự xác nhận của phát hiện này có thể dẫn tới viêc xây dựng các kính thiên văn mới được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu các tín hiệu đặc biệt của vật chất tối” đối tác nghiên cứu của Ruchayskiy, Alexey Boyarsky, cho biết. “Chúng tôi sẽ biết nơi để theo dõi các cấu trúc tối trong không gian và sẽ có thể tái tạo lại sự hình thành của vũ trụ”.
Ngọc Ánh (VACA)
Theo Space Daily