Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos và một nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố việc khám phá ra các ion oxy (O2+) trong tầng cao khí quyển của Dione, một trong số 62 vệ tinh đã biết của Sao Thổ. Khám phá này có được nhờ các dữ liệu quan sát của tàu không gian Cassini do NASA phóng từ năm 1997.

Với việc quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn cực lớn của ESO (VLT), các nhà thiên văn học đã tìm ra bằng chứng của sự sống trong vũ trụ trên Trái Đất. Tìm kiếm sự sống trên chính hành tinh của chúng ta, có vẻ thật ngớ ngẩn và vô nghĩa, nhưng điều quan trọng là một cách tiếp cận giúp các nhà khoa học xác định được những dấu hiệu của sự sống sẽ giúp ích cho các nghiên cứu trong tương lai về sự sống ngoài hành tinh.

Đối với những người thích quan sát bầu trời, tháng 3 sẽ là một khoảng thời gian tuyệt vời để ngắm nhìn các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ngoài Sao Hỏa rực sáng trên bầu trời phía Đông như tin chúng tôi đã đưa thì bạn sẽ còn có cơ hội để ngắm nhìn Sao Thủy, một hành tinh vốn rất khó xác định được bằng mắt thường ở những thời điểm khác.

Polychronis Papaderos từ trung tâm vật lý thiên văn của đại học Porto (CAUP), Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Göran Östlin tại trung tâm Oskar Klein, đại học Stockholm, Thủy Điển đã sử dụng kính thiên văn không gian Hubble để thực hiện các quan sát chi tiết thiên hà I Zw 18. Nghiên cứu của họ dẫn ra kết luận rằng thiên hà lùn xanh này sẽ buộc các nhà thiên văn xem xét lại mô hình hiện tại về sự hình thành thiên hà.

Trái ngược với cái tên quyến rũ của mình, Sao Kim (Venus - tên của nữ thần sắc đẹp) là một hành tinh tới từ địa ngục với khí quyển rất nóng, độc hại và nặng tới mức bất cứ vị khách nào đặt chân tới sẽ bị thiêu chảy, chết ngạt và nghiền nát cùng lúc. Nhưng không chỉ có thế, hành tinh thứ hai của Mặt Trời còn có tốc độ tự quay rất chậm, nếu có một người sống sót trên đó thì sẽ thật là khó chịu khi chờ đợi vì một ngày của nó dài tương đương với 243 ngày trên Trái Đất.