Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã đặt mũi khoan của nó vào vị trí  trên một tảng đá Sao Hỏa và sử dụng một cánh tay ấn xuống tảng đá này để chuẩn bị cho việc khoan sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Quần (hay cụm) sao cầu là các ngôi sao rất già tập hợp lại thành mô hình có dạng gần cầu, và  có khoảng 150 quần sao cầu trải khắp thiên hà của chúng ta. Hubble là một trong những kính thiên văn tốt nhất để quan sát cấu trúc này, vì độ phân giải cực cao của nó cho phép các nhà thiên văn học nhìn thấy từng ngôi sao đơn lẻ, kể cả trong phần lõi rất đặc. Các cụm này trông đều khá giống nhau, và trong những bức hình của Hubble chúng ta khá khó để phân biệt chúng – và trông chúng đều giống NGC 411, vừa được chụp trong một bức ảnh gần đây.

Một giáo sư tại Đại học Alberta đã giải thích được một hiện tượng xảy ra với sao đôi tạo ra một vũ nổ lớn tới mức độ sáng của nó gần bằng ánh sáng của một supernova (một số tài liệu dịch là siêu tân tinh), một ngôi sao phát nổ vào cuối đời.

Các khoáng chất tìm thấy dưới bề mặt Sao Hỏa, khoảng ba dặm dưới mặt đất, có  thể cho bằng chứng chắc chắn nhất rằng Hành tinh Đỏ từng tồn tại sự sống, theo như bài nghiên cứu “Các hoạt động nước ngầm của Sao Hỏa và khả năng cho một sinh quyển sâu hơn,” được công bố trong Nature Geoscience vào ngày 20/1/2013.

Một nhóm các nhà thiên văn học khắp thế giới, dẫn đầu bởi các chuyên gia từ  Đại học Central Lancashire đã tìm thấy cấu trúc lớn nhất từng biết trong vũ trụ. Quần thể quasar lớn (LQG) lớn tới mức một con tàu di chuyển với vận tốc ánh sáng sẽ mất bốn tỉ năm để đi qua nó.