S4716

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cologne (Đức) và Đại học Masaryk (Cộng hòa Czech) đã phát hiện ra ngôi sao di chuyển nhanh nhất từ trước tới nay. Ngôi sao S4716 này chuyển động trên quĩ đạo quanh Sgittarius A* - lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của thiên hà chúng ta - với chu kỳ 4 năm và vận tốc quỹ đạo lên tới 8.000 km/s.

James Webb telescope

Người đứng đầu của NASA là Bill Nelson cho biết cơ quan này sẽ tiết lộ “hình ảnh vũ trụ xa nhất từng được chụp” vào ngày 12 tháng 7, nhờ có Kính thiên văn Không gian James Webb mới hoạt động.

exoplanet

Mặc dù đã từng có những sứ mệnh được đề cao để tìm kiếm một hành tinh dạng Trái Đất quanh một ngôi sao dạng Mặt Trời, các nhà thiên văn học vẫn chưa thể làm được. Giờ đây, người Trung Quốc đang phóng kính thiên văn không gian của riêng họ để tìm kiếm Trái Đất 2.0.

VY Canis Majoris

Những mô hình ba chiều của các thiên thể mà các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu có thể phức tạp một cách khó tin. Chúng bao gồm từ những lỗ đen nơi mà thậm chí cả ánh sáng cũng không thoát ra được cho đến kích thước thực sự của vũ trụ. Nhưng không phải mọi thực thể đều nhận được đủ sự quan tâm để phát triển mô hình hoàn chỉnh của nó, dù vậy chúng ta có thể chính thức bổ sung thêm một mô hình vô cùng phức tạp sau vào trong danh sách. Các nhà thiên văn học tại Đại học Arizona đã phát triển mô hình của VY Canis Majoris, một sao siêu siêu khổng lồ đỏ, nó có thể là ngôi sao lớn nhất trong Milky Way. Và họ sẽ sử dụng mô hình đó để dự đoán về cái chết của ngôi sao này.

Abell 1351

Kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA đã chụp ảnh cụm thiên hà lớn này bằng máy ảnh trường rộng số 3 gắn trên kính. Cụm thiên hà có tên là Abell 1351 và nằm trong khu vực của chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn).