Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler và Spitzer (1) của NASA, các nhà thiên văn học đã tạo ra bản đồ mây đầu tiên của một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời chúng ta, đó là một "Sao Mộc" nóng được biết đến với cái tên Kepler-7b (2).

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế trong đó có một nhà nghiên cứu của viện thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence (1) (viết tắt là LLNL) vừa khẳng định rằng sự sống thực sự rất có thể đến từ ngoài Trái Đất.

 

Nhà vật lý không gian Don Gurnett ở đại học Iowa (UI) cho biết có bằng chứng chắc chắn chứng minh tàu Voyager 1 của NASA đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào không gian liên sao (không gian giữa các ngôi sao, ngoài Hệ Mặt Trời), cách xa  chúng ta hơn 11 tỉ dặm (18 tỉ km) sau 36 năm kể từ ngày được phóng.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi các nhà vật lý từ Đại học Lund, đã xác nhận sự tồn tại của một nguyên tố mới có số nguyên tử 115. Thí nghiệm  được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu GSI ở Đức. Kết quả xác nhận phép đo trước đây được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Nga.

Các nhà thiên văn học tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc giải thích lý do tại sao vật chất xung quanh lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của Milky Way là cực kỳ mờ nhạt dưới tia X. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về các lỗ đen.