Thiên hà Milky Way mới biết tới thêm một thiên hà láng giềng là KKs3, được phát hiện nhờ dữ liệu mới thu thập từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA.

Thiên hà lùn dạng cầu dẹt KKs3 cách chúng ta 7 triệu năm ánh sáng và nằm ở bầu trời phía Nam, gần chòm sao Hydrus. Nó là thiên hà lùn dạng cầu dẹt thứ hai được biết đến trong Cụm Địa Phương (The Local Group) – cụm thiên hà gồm 54 thiên hà, tính cả Milky Way và Andromeda.

Với một nguồn lớn dữ liệu của vũ trụ tưởng như không bao giờ kết thúc từ hàng chục đài quan sát mặt đất và trên bầu trời, việc phân tích để tìm kiếm một thiên hà nhỏ không phải là dễ dàng. Tổng khối lượng của các sao trong KKs3 bằng khoảng một phần mười nghìn khối lượng tổng số vật chất của thiên hà Milky Way.

“Phát hiện các thiên thể như KKs3 là một công việc tỉ mỉ, thậm chí là đối với các đài quan sát như Kính thiên văn không gian Hubble” Dimitry Makarov, một nhà nghiên cứu tại đài quan sát Vật lý Thiên Văn đặc biệt của Nga, ông cũng là người dẫn đầu của đội Russian-America khám phá ra thiên hà, cho biết trong một thông báo trên báo chí gần đây.

“Nhưng với sự kiên trì, chúng tôi đang từng bước xây dựng một bản đồ về các “láng giềng” trong khu vực của chúng ta, chúng có ít hơn chúng ta từng nghĩ” Makarov cho biết thêm. “Có thể có một số lượng lớn các thiên hà lùn hình cầu dẹt ở ngoài đó, một số sẽ là kết quả sâu sắc cho những ý tưởng của chúng tôi về sự tiến hóa của vũ trụ”.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng nhiệm vụ xác định vị trí các thiên hà hàng xóm tí hon khác như KKs3 sẽ trở nên dễ dàng hơn khi kính thiên văn không gian khổng lồ James Webb và kính thiên văn cực lớn châu Âu đi vào hoạt động trong tương lai gần.

Khám phá của Makarov và các đồng nghiệp của ông đã được trình bày chi tiết trong thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn hoàng gia.

Ngọc Ánh

Theo Space Daily