Một miệng núi rộng 100km đã được phát hiện ở Greenland, nó là hậu quả va chạm của một sao chổi hoặc tiểu hành tinh vào thời điểm khoảng 1 tỷ năm trước bất cứ va chạm nào khác mà chúng ta từng biết. Những miệng núi ngoạn mục trên Mặt Trăng được tạo thành từ vavs va chạm với tiểu hành tinh và sao chổi khoảng 3 tới 4 tỷ năm trước. Trái Đất sớm với lực hấp dẫn lớn hơn rất nhiều, hẳn phải có nhiều va chạm hơn và thời điểm đó, nhưng các bằng chứng đã mai một hoặc bị che lấp bởi các lớp đá trẻ hơn.

Pulsar chuyển động nhanh nhất đã được phát hiện cách Trái Đất 30.000 năm ánh sáng. Thiên thể được đặt tên là IGR J1104-6103 đang văng ra xa từ phần còn lại của một supernova với vận tốc khoảng 6 triệu dặm mỗi giờ (~9,656 triệu km/h). Nếu điều này được xác nhận, nó sẽ là một thách thức cho các nhà lý thuyết về mô hình của supernova với siêu vận tốc như vậy.

 

Dữ liệu từ tàu không gian Cassini của NASA đã cho thấy khả năng vệ tinh Titan của Sao Thổ lưu trữ một lớp nước dạng lỏng dưới lớp vỏ băng. Các nhà nghiên cứu thấy vệ tinh này bị nén lại và căng ra rất nhiều lần trong quá trình di chuyển theo quỹ đạo quanh Sao Thổ. Họ kết luận rằng nếu Titan chỉ có toàn đá rắn, lực hấp dẫn của Sao Thổ sẽ tạo nên các chỗ lồi lên, hay “thủy triều” rắn, trên bề mặt vệ tinh với độ cao khoảng 3 feet (1 mét).

Tàu không gian Voyager 1 của NASA phóng lên vào năm 1977, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay ra khỏi Hệ Mặt Trời và bắt đầu một hành trình mới ở không gian bên ngoài, các chuyên gia cho biết.

Một nhóm lớn các ngôi sao, được biết đến từ hơn 180 năm qua nhưng chưa bao giờ được nghiên cứu cụ thể, đã trở thành một công cụ mới trong công cuộc tìm hiểu sự hình thành của các ngôi sao như Mặt Trời, và trong việc tìm kiếm các hành tinh như Trái Đất.