Một miệng núi rộng 100km đã được phát hiện ở Greenland, nó là hậu quả va chạm của một sao chổi hoặc tiểu hành tinh vào thời điểm khoảng 1 tỷ năm trước bất cứ va chạm nào khác mà chúng ta từng biết. Những miệng núi ngoạn mục trên Mặt Trăng được tạo thành từ vavs va chạm với tiểu hành tinh và sao chổi khoảng 3 tới 4 tỷ năm trước. Trái Đất sớm với lực hấp dẫn lớn hơn rất nhiều, hẳn phải có nhiều va chạm hơn và thời điểm đó, nhưng các bằng chứng đã mai một hoặc bị che lấp bởi các lớp đá trẻ hơn.

Miệng núi già nhất từng biết trước đây hình thành từ 2 tỷ năm trước và cơ may để tìm thấy một va chạm lâu năm hơn được coi là về mặt thiên văn học chính xác là rất thấp.

Giờ đây, một nhóm các nhà khoa học từ Cadiff, Khảo sát địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) tại Copenhagen, Đại học Lund ở Thụy Điển và Viện khoa học hành tinh Moscow (Nga) đã làm đảo lộn nghi ngờ này. Dực theo chi tiết của các nghiên cứu thực địa tài trợ bởi GEUS và quĩ Carlsberg Đan Mạch, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra phần còn lại của va chạm khổng lồ 3 tỷ năm trước ở Maniitsoq phía Tây Greenland.

Theo tiến sĩ Lain MacDonald tại trường khoa học Trái Đất và đại dương, người trực tiếp tham gia nhóm nghiên cứu, "Phát hiện này có nghĩa là chúng ta có thể nghiên cứu các hiệu ứng của việc tạo thành các miệng núi lửa trên Trái Đất xa hơn tới 1 tỷ năm so với những gì có thể trước đây".

Việc tìm kiếm bằng chứng là rất khó khăn vì tuy gọi là miệng núi nhưng nó chẳng hề còn hình dạng lõm như cái bát mà chúng ta vẫn biết. Sau 3 tỷ năm kể từ va chạm, cả vùng đất chịu ảnh hưởng của xói mòn và các hoạt động địa chất đã gỡ đi hết lớp vỏ nơi lưu lại dấu tích của tác động, để lại lớp vỏ hiện nay là lớp đá sâu 25km so với lớp đá chịu tác động trước đây. Maymawns rằng lực tác động mạnh đánh sâu vàolongf đất nên dấu tích của chúng ở cáclowps đất sâu vẫn chưa hoàn toàn mất đi.

Tuy nhiên, do các hiệu ứng của vụ va chạm ở độ sâu này đã không bao giờ được quan sát trước đây nên nó đã làm nhóm nghiên cứu mất gần 3 năm làm việc cật lực để lắp ráp các mảnh nhỏ của manh mối. "Quá trình này gần giống với câu chuyện Sherlock Holmes", tiến sĩ McDonald nói, "Chúng tôi loại bỏ những phần không thể của quá trình và giữ lại được bằng chứng cho va chạm khổng lồ như là lời giải thích cho tất cả"

Chỉ có khoảng 180 miệng núi do va chạm từng được tìm thấy trên Trái Đất và khoảng 30% trong số đó chứa những thứ quan trọng như khoán chất hay là dầu và khí. Miệng núi lớn nhất và già nhất đã được biết trước đây nằm ở Nam Phi. Nó có đường kính 300km, tuổi thọ 2 tỷ năm và đã bị xói mòn rất nhiều.

Tiến sĩ MacDonald nói thêm "Chúng tôi đã mất hần 3 năm để thuyết phục các đồng nghiệp trong cộng đồng khoa học về nghiên cứu này nhưng điều đó tỏ ra dễ hơn nhiều đối với các công ty khai thác mỏ. Một công ty thăm dò của Canada đã sử dụng mẫu va chạm để thăm dò trữ lượng niken và bạch kim ở Maniitsoq từ mùa thu năm 2011."

Nhóm nghiên cứu quốc tế này được dẫn đầu bởi Adam A. Garde, nhà nghiên cứu cao cấp tại GEUS. Báo cáo khoa học đầu tiên đã vừa được xuất bản trên tạp chí 'Earth and Planetary Science Letters'.

VACA
(theo Space Daily)