Pulsar chuyển động nhanh nhất đã được phát hiện cách Trái Đất 30.000 năm ánh sáng. Thiên thể được đặt tên là IGR J1104-6103 đang văng ra xa từ phần còn lại của một supernova với vận tốc khoảng 6 triệu dặm mỗi giờ (~9,656 triệu km/h). Nếu điều này được xác nhận, nó sẽ là một thách thức cho các nhà lý thuyết về mô hình của supernova với siêu vận tốc như vậy.

 

Các nhà nghiên cứu sử dụng ba kính thiên văn khác nhau gồm kính của đài Chndra X-ray của NASA, kính XMM-Newton của ESA và kính thiên văn vô tuyến Parkes tại Australia.

Bằng chứng cho việc phá kỉ lục tốc độ này là những phần được đánh dấu (ô vuông) trong bức ảnh. Hình ảnh được quan sát ở dải X-ray bởi Chandra có màu xanh lá cây trong khi màu tím là ảnh chụp bởi kính XMM-Newton. Chúng được kết hợp với dữ liệu chụp hồng ngoại từ dự án 2MASS và dữ liệu ở dải sóng biểu kiến của Digitized Sky Survey (dải màu RGB nhưng hiện lên là màu trắng trong tấm hình)

Khu vực rộng lớn gồm các phát xạ tia X được quan sát bởi XMM-Newton được tạo ra bởi một vụ nổ supernova (siêu tân tinh), để lại kết quả là phần tàn dư của nó có tên là SNR MSH 11-16A. Sóng cường độ cao từ vụ nổ làm nóng khí xung quanh lên tới hàng triệu độ Kelvin, làm cho phần tàn dư này sáng bừng lên ở dải X-ray.

Hình ảnh do Chandra chụp được cho thấy một vùng phát tia X có hình dáng như một sao chổi trùm ra phía ngoài biên giới của tàn dư supernova. Hình ảnh này giống như một vật thể với cái đuôi dài tới 3 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng và duy nhất bạn thấy trong hình chỉ là một ngôi sao nằm phía trước SNR MSH11-16A, nó không liên quan gì tới supernova này.

Một nguồn phát tia X có dạng một chấm sáng trên hình được phát hiện bởi Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn tia gamma quốc tế (INTEGRAL), nó được gọi là IGR J11014-6103 (hay ngắn gọn là IGR J11014). Nó có thể là một ngôi sao siêu đậm đặc quay rất nhanh, hay được biết tới với cái tên là pulsar, một dạng của sao neutron. Nó được đẩy văng ra từ vụ nổ, và nếu vậy thì nó đang chạy xa khỏi phần tàn dư supernova với vận tốc hàng triệu dặm mỗi giờ.

Lý giải được ưa thích về cái đuôi X-ray này là một tinh vân gió pulsar, một "cơn gió" gồm các hạt năng lượng cao tạo ra bởi pulsar được đẩy về phía sau do tốc độ cao của pulsar. (một trường hợp tương tự đã được nhìn thấy ở một thiên thể khác có tên là PSR B1957+20).

Cái đuôi dài hướng về phía trung tâm của MSH 11-61A nơi chắc rằng pulsar đã được tạo thành, hỗ trợ cho ý tưởng rằng hình ảnh do Chandra chụp được là một tinh vân gió pulsar và cái đuôi của nó. Một điểm đáng chú ý khác trong bức ảnh của Chandra cũng được nhìn thấy trong hình ảnh của XMM-Newton là cái đuôi X-ray mờ trải dài về phía góc trên bên phải. Lí do của điều này vẫn còn chưa được làm rõ, nhưng những cái đuôi tương tự đã từng được nhìn thấy ở các pulsar khác cũng có những cái đuôi không theo cùng chiều với hướng chuyển động của pulsar.



Dựa vào các quan sát sớm hơn, các nhà thiên văn học ước tính rằng tuổi của MSH 11-61A như ta thấy trong hình là khoảng 15.000 năm, và nó nằm cách chúng ta 30.000 năm ánh sáng. Kết hợp các số liệu này với khoảng cách mà pulsar đã cách xa khỏi trung tâm của MSH 11-61A, các nhà thiên văn ước tính IGR J11014 đang di chuyển với vận tốc khoảng 5,4 triệu tới 6,5 triệu dặm mỗi giờ.

Đối thủ duy nhất trong số các sao neutron và tàn dư supernova có thể cạnh tranh với tốc độ này là tàn dư có tên gọi G350.1-0.3, vận tốc của nó được ước tính là 3 đến 6 triệu dặm mỗi giờ.

Tốc độ cao của cả hai thiên thể này cần được xác minh. Nếu chúng được xác minh, sẽ có một thách thức mới cho mô hình hiện nay vềcacs vụ nổ supernova.

VACA
(theo Science Daily)