Để tìm hiểu liệu các điều kiện trên Sao Hỏa có thể từng hỗ trợ sự sống hay không, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm một giáo sư từ Đại học Bang Michigan (MSU), đang nghiên cứu một thiên thạch  được tạo thành trên Hành tinh Đỏ cách đây hơn 1 tỉ năm.

Palomar 2 là một phần tử trong một nhóm 15 thiên thể được gọi là các cụm Palomar. Các cụm này được tìm thấy ở các đĩa khảo sát từ Cuộc khỏa sát Bầu Trời Palomar lần thứ nhất vào những năm 1950, một dự án có sự tham gia của một số những nhà thiên văn nổi tiếng nhất lúc bấy giờ, bao gồm Edwin Hubble. Chúng được khám phá khá muộn vì chúng quá mờ nhạt – mỗi cụm hoặc là rất xa, bị che lấp bởi các lớp bụi, hoặc còn lại rất ít sao.

Rạng sáng ngày 26 tháng 4, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần. Đây là một trong hai lần nguyệt thực có thể quan sát được tại Việt Nam trong năm nay.

Messier 77 (M77) là một thiên hà trong chòm sao Cetus, cách chúng ta khoảng 45 triệu năm ánh sáng. Còn được biết đến với cái tên NGC 1068, đây là một trong những thiên hà nổi tiếng và được nghiên cứu nhiều nhất. Đây thực sự là một "ngôi sao" sáng giữa các thiên hà, đã tốn nhiều bài báo viết về nó hơn tất cả các thiên hà khác cộng lại.

Một hiện tượng thiên văn có thể quan sát trong tháng này là mưa sao băng Lyrids. Thời gian lý tưởng để quan sát sẽ rơi vào đêm 21, rạng sáng ngày 22 tháng 4. Tuy vậy, đây chỉ là trận mưa sao băng nhỏ, cùng với ánh Trăng ngày 12 âm lịch, người quan sát ở các thành phố sẽ khó có cơ hội quan sát hiện tượng này.