Palomar 2 là một phần tử trong một nhóm 15 thiên thể được gọi là các cụm Palomar. Các cụm này được tìm thấy ở các đĩa khảo sát từ Cuộc khỏa sát Bầu Trời Palomar lần thứ nhất vào những năm 1950, một dự án có sự tham gia của một số những nhà thiên văn nổi tiếng nhất lúc bấy giờ, bao gồm Edwin Hubble. Chúng được khám phá khá muộn vì chúng quá mờ nhạt – mỗi cụm hoặc là rất xa, bị che lấp bởi các lớp bụi, hoặc còn lại rất ít sao.
Cụm sao này rất đặc biệt. Đây là cụm sao cầu duy nhất mà chúng ta nhìn thấy ở phía chòm sao phía bắc Auriga (Người đánh xe). Các cụm sao cầu quay quanh trung tâm một thiên hà như Milky Way giống cách các vệ tinh quay quanh Trái Đất. Điều này nghĩa là chúng thường ở gần trung tâm thiên hà hơn chúng ta, vậy nên chúng ta hầu như luôn thấy chúng ở một vùng bầu trời. Nhưng Palomar 2 lại là một ngoại lệ, vì nó xa trung tâm Milky Way gấp 5 lần các cụm sao khác. Nó cũng nằm ở phía đối diện – xa hơn Trái Đất – và vậy nên được xếp hạng là một cụm quầng ngoài.
Cụm sao này cũng rất khác thường ở độ mờ của nó. Cụm sao bị che phủ bởi một lớp bụi, làm giảm độ sáng của các ngôi sao trong nó và khiến nó trông như một vệt sáng các sao rất mờ. Một bức hình chụp từ Kính thiên văn Không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy Palomar 2 ở một góc nhìn mà các kính thiên văn nhỏ hơn hoặc trên mặt đất không thể chụp được – một số nhà thiên văn nghiệp dư với các kính thiên văn lớn cố quan sát toàn bộ Palomar 15 bị mờ và che phủ như một lời thách thức, chỉ để xem có họ có thể nhìn ra được bao nhiêu từ bầu trời đầy sao.
Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily