Một nhóm nghiên cứu thiên văn quốc tế đã tìm ra một lỗ đen lớn và già từng là thiên thể sáng nhất trong vũ trụ trước đây. Khối lượng của lỗ đen này lớn gấp 12 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, nó nằm ở trung tâm một quasar phát xạ ra lượng năng lượng lớn gấp một triệu tỷ lần Mặt Trời của chúng ta.

 

Hầu hết các định luật của tự nhiên có giá trị như nhau đối với hạt và phản hạt. Thế những các ngôi sao và hành tinh lại chỉ được tạo thành từ hạt, hay vật chất, chứ không phải từ phản hạt, phản vật chất. Tính bất đối xứng đó đã là một câu đố đối với các nhà khoa học trong nhiều năm.

 

 

Nghiên cứu của giáo sư sinh học Michael Rampino ở đại học New York kết luận rằng chuyển động của Trái Đất trong đĩa thiên hà có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể mặc dù không thường xuyên tới các hiện tượng địa chất và sinh học trên Trái Đất.

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng vận tốc ánh sáng có thể giảm đi khi nó đi xuyên qua các vật liệu như nước hay thủy tinh. Tuy nhiên, người ta vẫn tin rằng các hạt ánh sáng, được biết tới là các photon, không thể chậm lại khi di chuyển trong không gian trống rỗng nếu nó không tương tác với các vật chất khác.

 

Thiên hà Milky Way mới biết tới thêm một thiên hà láng giềng là KKs3, được phát hiện nhờ dữ liệu mới thu thập từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA.