Khoảng 4,567 tỷ năm trước, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta đã ra đời từ một cái đĩa khỏng lồ của khí và bụi nở rộng và quay xung quanh Mặt Trời. Mặc dù quá trình này xảy ra tương tự với hầu hết các "hệ mặt trời" khác trong thiên hà, quá trình hình thành hệ hành tinh của chúng ta trước nay được tin rằng diễn ra dài gấp đôi so với các hệ hành tinh khác. Giờ đây, nghiên cứu của Trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh thuộc bảo tàng lịch sử tự nhiên Đan Mạch, đại học Copenhagen, gợi ý một ý khác. Thật ra, Hệ Mặt Trời của chúng ta không hề đặc biệt như chúng ta từng nghĩ.

 

Ngày 14 tháng 11 sắp tới, nhật thực toàn phần, một hiện tượng thiên văn rất đáng chú ý diễn ra. Tuy nhiên thật đáng tiếc ở Việt Nam chúng ta không thể quan sát hiện tượng này.

Suốt đêm mùng 4-5 tháng 10 năm 2012, một lượng lớn hạt mang điện từ khí quyển Mặt Trời được phóng vào không gian, một hiện tượng được gọi là vụ nổ nhật hoa. Ba ngày sau, cơn bão Mặt Trời này va chạm với từ trường Trái Đất tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp của cực quang phía Bắc.

Bức ảnh đầy màu sắc này của quần sao cầu NGC 6362 được chụp bởi máy ghi hình trường rộng của kính thiên văn 2,2 mét MPG/ESO ở đài quan sát ESO's La Silla đặt tại Chile. Bức ảnh mới cùng với ảnh chụp từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA cho thấy cái nhìn tốt nhất vê quần sao ít được biết tới này.

Hai supernova (sao siêu mới/siêu tân tinh) cực sáng, với độ sáng gấp 10 tới 100 lần các loại supernova khác đã được phát hiện. Khám phá này đứng đầu bởi tiến sĩ vật lý thiên văn Jeffrey Cooke tại đại học công nghệ Swinbune và công bố online trên tạp chí Nature, nó ghi nhận supernova xa nhất từng được phát hiện.