Một cơn sóng thần Mặt Trời được quan sát bởi Đài quan sát động lực học Mặt Trời của NASA (SDO) và tàu không gian Hinode của Nhật Bản, đã được sử dụng để cung cấp các ước tính chính xác đầu tiên về từ trường của Mặt Trời. Sóng thần Mặt Trời được tạo ra bởi các vụ nổ lớn trong bầu khí quyển của Mặt Trời được gọi là các vụ phun trào nhật hoa (CME).

Khí quyển bên ngoài của Mặt Trời, hay nhật hoa, đã đặt ra một bí ẩn lâu dài. Tại sao nó lại nóng? Bề mặt nhìn thấy của Mặt Trời chỉ nóng khoảng 5.500 độ C, nhưng khi di chuyển ra bên ngoài nhiệt độ tăng lên đến hàng triệu độ. Nó giống như một đống lửa trại mà bạn sẽ cảm thấy nóng hơn khi đứng ra xa.

Kính thiên văn không gian Hubble đã tìm thấy một vệ tinh nhỏ trước đây chưa bao giờ được nhìn thấy xung quanh Sao Hải Vương, nâng tổng số vệ tinh của hành tinh xanh khổng lồ này lên 14 vệ tinh.

Phản vật chất đã được phát hiện trong những quầng lửa Mặt Trời qua dữ liệu vi ba và từ trường, theo một bài trình bày của giáo sư Gregory D. Fleishman tại viện công nghệ New Jersey (NJIT) và hai đồng nghiệp tại buổi họp thứ 44 của ban Vật lý Mặt Trời, Hội Thiên văn học Mỹ.

Các nhà thiên văn học khi quan sát ánh sáng nhìn thấy qua kính thiên văn không gian Hubble của NASA đã kết luận về màu sắc thực của một hành tinh quay quanh một ngôi sao khác cách chúng ta 63 năm ánh sáng.