Kính thiên văn không gian Hubble đã tìm thấy một vệ tinh nhỏ trước đây chưa bao giờ được nhìn thấy xung quanh Sao Hải Vương, nâng tổng số vệ tinh của hành tinh xanh khổng lồ này lên 14 vệ tinh.

Vệ tinh mới của Sao Hải Vương có tên là S/2004 N 1, đã được phát hiện vào ngày 1 tháng 7 trong một hình ảnh phân tích mới của kính thiên văn không gian Hubble, các nhà khoa học cho biết. Vệ tinh mới được phát hiện là vệ tinh nhỏ nhất được biết của Sao Hải Vương với đường kính chỉ 12 dặm (19 km).

Các nhà khoa học làm việc với kính Hubble công bố phát hiện vệ tinh mới của Sao Hải Vương vào ngày 15 tháng 7.Các vệ tinh nhỏ là không dễ dàng để tìm thấy. "Các vệ tinh và các cung vành đai [một đoạn của vành đai xung quanh hành tinh] di chuyển trên quỹ đạo rất nhanh chóng, vì vậy chúng tôi phải nghĩ ra một cách để theo dõi chuyển động của chúng để tìm ra các chi tiết của hệ thống vệ tinh này," nhà khoa học Mark Showalter của Viện SETI ( "Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất") , người đã phát hiện ra vệ tinh mới, cho biết trong một tuyên bố. "Cũng như một nhiếp ảnh gia thể thao theo dõi một vận động viên chạy - chỉ tập trung vào vận động viên, nhưng lại làm mờ nền xung quanh."

Để tìm kiếm vệ tinh này, Showalter đã nghiên cứu các bức ảnh lưu trữ được chụp bởi kính Hubble từ năm 2004 đến năm 2009.Vệ tinh mới được tìm thấy xuất hiện trong khoảng 150 bức ảnh. Bằng cách vẽ một quỹ đạo tròn của vệ tinh, Showalter thấy rằng vệ tinh nhỏ di chuyển một vòng xung quanh Sao Hải Vương mất 23 giờ.

Vệ tinh này là quá nhỏ và rất khó để nhìn thấy, nó thậm chí còn không được phát hiện bởi tàu Voyager 2 của NASA khi nó bay tới Sao Hải Vương vào năm 1989. Vào thời điểm đó, Voyager 2 đã cho thấy sáu vệ tinh trước đó chưa từng được biết trong quỹ đạo xung quanh hành tinh xanh.

S/2004 N 1 là quá nhỏ, nó mờ hơn khoảng 100 triệu lần các ngôi sao mờ nhất có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, các quan chức NASA cho biết.



Với đường kính 1.680 dặm (2.700 km), vệ tinh lớn nhất của Sao Hải Vương là Triton. Nó là vệ tinh lớn duy nhất trong hệ mặt trời có quỹ đạo ngược, nghĩa là nó quay xung quanh theo hướng ngược lại với chiều tự quay của hành tinh chủ của nó.

Vì quỹ đạo kỳ lạ này, một số  chuyên gia nghi ngờ rằng Triton là một hành tinh lùn bị lực hấp dẫn của Sao Hải Vương bắt giữ.

"Sự bắt giữ này nghiền nát các vệ tinh ban đầu Sao Hải Vương," các quan chức Hubble đã viết trong một tuyên bố. "Nhiều trong số các vệ tinh hiện nay của hành tinh này có thể được hình thành sau khi Triton đi vào quỹ đạo ngược bất thường của nó quanh Sao Hải Vương."

Kính thiên văn không gian Hubble được phóng lên vũ trụ vào năm 1990 và đã mang lại những hình ảnh tuyệt vời của các thiên thể chưa từng được nhìn thấy. Các quan chức NASA hy vọng sẽ giữ cho kính viễn vọng không gian này hoạt động ít nhất là đến năm 2018 khi kính thiên văn kế nhiệm của nó, James Webb, dự kiến sẽ hoạt động.

Gia Linh (VACA)
Theo Space