Nhiệt độ thấp đáng ngạc nhiên phát hiện trong phần còn lại của supernova 1987A có thể giải thích những bí ẩn của câu hỏi tại sao không gian là rất phong phú với các hạt bụi và các phân tử.
Năm 1987, một vụ nổ của một ngôi sao lớn đã được phát hiện trong thiên hà láng giềng của chúng ta, Đám mây Magellan lớn, cách thiên hà chúng ta 170.000 năm ánh sáng. Supernova này, được gọi là 1987A, phát ra năng lượng lớn hơn khoảng một ngàn triệu lần năng lượng phát ra từ Mặt Trời trong một năm. Hai mươi lăm năm sau đó, một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng đài quan sát không gian Herschel và Tổ hợp kính thu bước sóng milimet và hạ milimet Atacama (ALMA) để nghiên cứu tàn dư supernova. Họ tìm thấy một hồ chứa rộng lớn của các phân tử lạnh bất ngờ và bụi.
"Sự bùng nổ mạnh mẽ chúng tôi thấy vào năm 1987 phóng ra các nguyên tố được tạo ra bởi ngôi sao vào không gian dưới dạng plasma nóng", Mikako Matsuura từ Đại học College London cho biết. "Khí bây giờ đã nguội xuống nhiệt độ từ -250 ° đến -170 ° C [-420 ° đến -275 ° F]. Đó là nhiệt độ lạnh đáng ngạc nhiên khi so sánh với bề mặt băng giá của Pluto ở rìa Hệ Mặt Trời chúng ta. Khí đã hình thành nên các phân tử và thậm chí một số ngưng tụ thành các hạt bụi rắn. Supernova bây giờ đã trở thành một máy làm lạnh khổng lồ"
Các quan sát ở Herschel cho thấy supernova tạo ra khối lượng bụi và vật liệu rắn tương đương với khoảng 250.000 lần khối lượng Trái Đất, hoặc ba phần tư khối lượng của Mặt Trời. Cho đến nay, các nhà khoa học tin rằng tàn dư supernova chứa các nguyên tử khí giàu năng lượng, có thể phát hiện ở các bước sóng X, nhưng quan sát mới đã phủ nhận điều này. Việc phát hiện ra một khối lượng lớn bụi sẽ giúp chúng ta hiểu làm thế nào supernova từ từ lan ra và lấp đầy các thiên hà với khí, bụi và các hạt đá nhỏ, một trong số đó cuối cùng có thể kết thúc trong thế hệ tiếp theo của các ngôi sao và hành tinh.
"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên bởi số lượng bụi và khí phân tử trong hồ chứa được tạo ra bởi supernova 1987A," Matsuura nói. "Các quan sát của ALMA Herschel cho thấy các hồ chứa có chứa các phân tử carbon monoxide bằng một phần mười khối lượng của Mặt Trời. Herschel cho thấy khối lượng bụi thậm chí còn lớn hơn - khoảng một nửa khối lượng Mặt Trời "!
"Chúng tôi không có nhiều cơ hội để nghiên cứu supernova. Những sự kiện này là rất hiếm và phần lớn được tìm thấy trong thiên hà rất xa", Matsuura nói. "Ngay cả với những đối tượng tương đối gần, như 1987A, vẫn rất khó khăn. Mặc dù chúng rất sáng tại thời điểm vụ nổ, nhưng sau đó ánh sáng từ supernova mờ đi rất nhanh chóng làm cho chúng ta rất khó quan sát chúng một vài năm sau vụ nổ. Carl Sagan từng nói rằng: "Tất cả chúng ta đều được tạo ra từ vật chất của các ngôi sao 'Những kết quả này sẽ giúp chúng ta hiểu làm thế nào các vật chất đến với chúng ta! "
Gia Linh (VACA)
Theo Astronomy