SPT0615-JD

Các kính thiên văn không gian Hubble và Spiter đã kết hợp để có được bức ảnh về một thiên hà rất nhỏ và xa qua việc ứng dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn.

Earth

Các nhà hóa học tại viện nghiên cứu Scripps (TSRI) đã phát triển một lý thuyết mới thú vị về việc hình thành sự sống trên Trái Đất. Các thí nghiệm của họ, được mô tả trong tạp chí Nature Communications, cho thấy các phản ứng hóa học then chốt hỗ trợ sự sống ngày nay có thể đã xảy ra giữa các thành phần có trên hành tinh chúng ta cách đây 4 tỷ năm.

earliest galaxies

Các nhà thiên văn học đã quan sát đủ xa về thời điểm rất sớm sau vụ nổ Big Bang, và đã khám phá ra khí xoáy trong một số thiên hà đầu tiên của vũ trụ. Những thiên hà này được quan sát ở thời điểm gần 13 tỷ năm trước (do chúng cách chúng ta gần 13 tỷ năm ánh sáng) có dạng như những xoáy nước, tương tự thiên hà Milky Way của chúng ta. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể xác định được chuyển động trong các thiên hà ở thời điểm sớm như vậy của vũ trụ.

Exoplanets

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà thiên văn học Lauren Weiss của Đại học Montréal (Canada) đã phát hiện ra rằng các ngoại hành tinh chuyển động quanh cùng một ngôi sao có xu hướng tương đương về kích thước và khoảng cách quỹ đạo đều nhau. Việc này được hé lộ bởi các quan sát mới thực hiện tại Đài quan sát W.M. Keck về các hệ hành tinh mà kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện, có thể cho thấy hầu hết các hệ hành tinh có lịch sử hình thành khác với Hệ Mặt Trời.

Supermassive black hole

Các nhà khoa học đã giải quyết được một bí ẩn vũ trụ nhờ tìm thấy bằng chứng cho thấy các lỗ đen siêu nặng ngăn cản sự tạo sao ở nhiều thiên hà nhỏ. Những lỗ đen siêu nặng này đều có khối lượng hơn 1 triệu lần khối lượng của Mặt Trời và nằm ở trung tâm của các thiên hà. Những luồng gió mạnh từ chúng tác động lên sự tạo sao trong thiên hà.