Ở một nơi xa xôi trong vũ trụ, cách chúng ta khoảng 13 tỷ năm ánh sáng, ẩn giấu những loại thiên hà kì lạ. Che phủ bởi bụi cùng khoảng cách quá xa, ngay cả kính thiên văn không gian Hubble cũng không thể quan sát được vị trí này. Kính thiên văn không gian Spitzer đã phát hiện tại đây tới 4 thiên hà màu đỏ, các nhà thiên văn vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân của màu sắc này.

Qua các kính thiên văn quang học, vùng tạo sao này nổi lên trên không gian với hình thù đặc biệt để người ta đặt cho nó cái tên là tinh vân Pacman (nhân vật game nổi tiếng suốt 3 thập kỉ qua do hãng Namco xây dựng trên nhiều máy chơi game khác nhau). Mới đây khi quan sát ở dải sóng hồng ngoại bởi kính WISE (Wide-field Infrared Survey Explorer) của NASA, dường như người ta thấy rằng Pacman lúc này đã... mọc răng.

Chương trình Kepler của NASA được thực hiện với mục đích khảo sát trong thiên hà của chúng ta (Milky Way) sự tồn tại của các hành tinh với kích thước Trái Đất nằm trong "vùng sống được", nơi cho phép nước lỏng tồn tại; và thống kê xem có bao nhiêu trong số hàng tỷ sao trong thiên hà có những hành tinh như vậy. Giờ đây, lại thêm một hành tinh nữa được đưa vào danh sách này.

Chỉ còn 2 ngày nữa là chúng ta sẽ bước sang tháng 12, những ngày cuối cùng của năm 2011. Trận mưa sao băng lớn hàng đầu trong năm là Geminids sẽ khó có thể theo dõi bởi ánh trăng sáng. Nhưng ngược lại một điều có thú vị hơn nhiều lại đến từ Mặt Trăng: Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào tối ngày 10 tháng 12 sắp tới.

 

Một bức ảnh mới từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA cho thấy hình ảnh của NGC1846, một quần sao gồm vài trăm nghìn ngôi sao ở gần rìa của Mây Magellan lớn (thiên hà lùn đồng hànhcủa Milky Way mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường khi đứng ở bán cầu Nam của Trái Đất).