Máy quang phổ mới với độ nhạy cao của kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện ra sự hấp thụ mạnh mẽ bức xạ tử ngoại trên bề mặt hành tinh lùn Pluto (trước tháng 8 năm 2006 chúng ta thường gọi là Sao Diêm Vương), cung cấp một bằng chứng mới cho việc có sự tồn tại phức tạp của các nguyên tử hydrocarbon và/hoặc nitrile trên bề mặt hành tinh lùn này. Đâylaf kết quả công bố trên tạp chí Thiên văn học bởi các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) và đạo học Nebraska Wesleyan.

Chương trình Kepler của NASA thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã phát hiện ra hai hành tinh đầu tiên có kích thước tương đương với Trái Đất. Hai hành tinh có tên Kepler-20e và Kepler20-f này quá gần ngôi sao để nằm trong "vùng sống được", nhưng chúng là những hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện ở quĩ đạo quanh các sao cỡ Mặt Trời.

Sau 16 năm quan sát, đài quan sát Mặt Trời (SOHO) - một chương trình hợp tác giữa cơ quan không gian châu Âu và NASA - đã bất ngờ phát hiện một sao chổi mới với vận tốc di chuyển đáng kinh ngạc.

Trong chương trình kéo dài 20 năm sử dụng kính thiên văn ESO quan sát chuyển động của các ngôi sao quanh lỗ đen siêu nặng ở trung tâm thiên hà chúng ta, nhóm các nhà thiên văn dẫn đầu bởi Reinhard Genzel thuộc viện nghiên cứu Max-Planck về vật lý ngoài Trái Đất (MPE) tại Garching, Đức đã phát hiện một thiên thể độc lập đang tiến nhanh về phía lỗ đen.

Tàu không gian Phobos-Grunt của Nga đã đi sai quĩ đạo được một tháng và vẫn kẹt trong đó, nó không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây là tuyên bố của Viktor Khartov, lãnh đạo cơ quan tài không gian Lavochkin của Nga vào thứ ba vừa rồi.