Kết quả quan sát của kính thiên văn Hubble (HST) công bố hồi tháng ba năm 2013 xác nhận dự đoán lý thuyết bởi nhóm nghiên cứu Bersten ở viện Vật lý và Toán học Vũ trụ Kavli rằng sao siêu khổng lồ vàng ở vị trí của supernova SN 2011dh trong thiên hà nổi tiếng M51 chính là một ngôi sao đã phát nổ.

Chúng ta đã tới Mặt Trăng vài lần. Lần tiếp theo, chúng ta có thể ở lại đây một thời gian. Và kế hoạch về các tấm vé một chiều tới Sao Hỏa đã được thiết lập. Thức ăn sẽ phải được trồng ở đây. Liệu đây có là một viễn cảnh quá  xa xôi? Hoàn toàn không, theo Wieger Wamelink, nhà sinh thái học tại Alterra Wageningen UR, một dự án tương lai sẽ bắt đầu vào ngày 2/4 tới. Ông sẽ nghiên cứu về khả năng trồng cây trên Mặt Trăng.

Trong khi tiến hành một cuộc khảo sát X-ray tại vùng trung tâm của Milky Way, vệ tinh Swift của NASA đã phát hiện ra một tàn tích của một ngôi sao chết. Vật thể này được gọi là G306.3-0.9 theo tọa độ vị trí của nó trên bầu trời, và là một trong những tàn tích supernova trẻ nhất từng biết trong thiên hà của chúng ta.

Sự sống mà chúng ta biết tới  được tạo nên từ các nguyên tố cacbon và  oxi. Gần đây, một nhóm các nhà vạt lý, gồm có  một người từ Đại học bang North Carolina, đang nghiên cứu các điều kiện cần đủ để hình thành hai nguyên tố này trong vũ trụ. Họ đã tìm ra rằng khi hỗ trợ sự sống, mọi thứ trong vũ trụ đều diễn ra cực kì chính xác và tỉ mỉ.

Một cặp sao mới được phát hiện là hệ sao gần Mặt Trời thứ ba, theo một nghiên cứu sẽ được công bố trong tạp chí Astrophysical Journal Letters. Cặp sao này là hệ sao gần nhất tìm được từ 1916. Người khám phá ra cặp sao là Kevin Luhman, một giáo sư thiên văn học và vật lý thiên văn tại Đại học bang Pennsylvania và một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Hành tinh và Các thế giới có thể có sự sống của bang Penn.