Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm thấy hành tinh cỡ Trái Đất đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt Trời có thành phần đá như Trái Đất. Hành tinh này, được gọi là Kepler-78b, quay xung quanh rất gần ngôi sao của nó với chủ kì chỉ 8,5 giờ, làm cho nó quá nóng để có thể hỗ trợ sự sống.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh tiềm ẩn tai họa mà họ nói rằng có khả năng, dù rất mong manh, tiểu hành tinh rộng 410 mét này sẽ đâm vào Trái Đất trong năm 2032, gây ra một vụ nổ còn lớn hơn cả vụ nổ tạo ra bởi quả bom hạt nhân lớn nhất tới 50 lần.

Đêm 20, 21 tháng 10, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội quan sát mưa sao bằng Orionids. Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn hàng năm, tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi và gần ngày Trăng tròn nên người quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn khi theo dõi hiên tượng này.

 

Các nhà khoa học đang làm sáng tỏ thêm thông tin về sao chổi C/2012 S1 (ISON) đang tiếp tục cuộc hành trình của nó về phía Mặt Trời. Sao chổi C/ISON sẽ lướt qua cách bề mặt Mặt Trời khoảng 730.000 dặm (khoảng 1.175.000km) vào ngày 28 tháng 11 và có thể dễ dàng quan sát từ Trái Đất từ đầu tháng 12.

Những viên kim cương, đủ lớn để làm đẹp cho một chiếc vòng cổ hay vòng đeo tay, có thể rơi xuống như mưa trong khí quyến của Sao Thổ và Sao Mộc, các nhà khoa học Mỹ cho biết.