Các nhà khoa học và các tác giả viễn tưởng hầu hết đều từng mơ về những con tàu di chuyển nhờ các luồng ánh sáng hơn là sử dụng động cơ chất đốt. Đến nay, một phương pháp mới để cải thiện lực đẩy dưới dạng động cơ laser có thể mang tới một bước tiến gần hơn tới việc đưa điều đó vào thực tế.

Từ 20 đến 22 tháng 10 này, mưa sao băng Orionids - một trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm - sẽ đạt cực điểm. Rơi vào đêm không Trăng, hiện tượng này rất có thể sẽ mang tới cho người yêu thích bầu trời cơ hội quan sát khá nhiều sao băng sáng và dài.

 

Bức ảnh tuyệt đẹp này mới được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble, nó ghi lại hình ảnh của thiên hà xoắn NGC 4206, nằm cách chúng ta khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Nó nằm ở khu vực chòm sao Virgo khi quan sát từ Trái Đất.

Một phép đo mới được thực hiện về vật chất tối trong Milky Way đã hé lộ rằng chỉ có khoảng một nửa lượng vật chất bí ẩn này trong thiên hà do với những gì người ta nghĩ trước đây. Các nhà thiên văn học Australia đã sử dụng phương pháp được phát triển từ gần 100 năm trước để khám phá ra rằng khối lượng vật chất tối trong thiên hà của chúng ta là khoảng 8.1011 (800 tỷ) khối lượng Mặt Trời của chúng ta.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen đang cuốn lấy khi từ một ngôi sao ở gần với tốc độ nhanh gấp 10 lần những gì được ước đoán trước đây. Lỗ đen này có tên là P13, nằm ở vùng ngoại vi của thiên hà NGC7793, cách Trái Đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng và nó "làm thịt" một khối lượng tương đương với 100 tỷ tỷ cái xúc xích trong mỗi phút.