Một vùng vịnh giàu nguồn sắt nằm cô lập tại trung tâm Đông Phi hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu và từ đó hỗ trợ giả thuyết rằng vi khuẩn đã tạo ra một trong những mỏ quặng lớn nhất thế giới từ hàng tỷ năm trước.

Khí quyển Trái Đất có chứa nhiều oxy vì thực vật liên tục tạo ra nó thông qua sự quang hợp. Nhờ có như vậy mà những dạng sống như động vật mới có thể phát triển. Vậy nên oxy được coi như một dấu hiệu về sự tồn tại của sự sống trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã đưa ra khả năng về quá trình sản xuất oxy phi sinh học. Điều đó có nghĩa là sự tồn ại oxy trong khí quyển chưa phải là bằng chứng đáng tin cậy về sự sống trên một hành tinh.

Sau hơn bốn thập kỷ kể từ lần cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng, giờ đây cơ quan không gian Roscosmos của Nga đang thực hiện việc gửi một tàu không gian robot tới để xác định địa điểm cho việc xây dựng một căn cứ Mặt Trăng.

Nằm sâu trong vùng tạo sao khổng lồ này là ba cụm sao trẻ chỉ vài triệu tuổi phát ra bức xạ tử ngoại mạnh mẽ. Chính ánh sáng từ các ngôi sao này là nguyên nhân khiến các đám mây khí của tinh vân này phát sáng. Bức xạ loại bỏ electron khỏi các nguyên tử - quá trình chúng ta vẫn gọi là sự ion hóa - và khi chúng tái hợp lại năng lượng được giải phóng ra dưới dạng ánh sáng. Mỗi nguyên tố hóa học phát ra ánh sáng với màu sắc đặc trưng và các đám mây hydro lớn trong tinh vân là nguyên nhân cho ánh sáng đỏ phát ra từ nó.

Vũ trụ trông ra sao ngay sau khi nó ra đời? Một thí nghiệm thưc hiện ở CERN, Thụy có thể giúp giải quyết câu hỏi này. Tại máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC (Large Hadron Collider), các nhà nghiên cứu cho hạt nhân chì va chạm với các proton ở năng lượng cao nhất từng đạt đến cho tới nay. Nhiệt độ được tạo ra từ va chạm này lớn gấp 100.000 lần nhiệt độ ở tâm Mặt Trời.