Một nhóm các nhà khoa học nhiều quốc gia đã tìm thấy bằng chứng về một loạt các vụ nổ supernova lớn gần Hệ Mặt Trời của chúng ta, khiến Trái Đất tắm trong các mảnh vụn phóng xạ. Các nhà khoa học đã tìm thấy phóng xạ sắt-60 trong trầm tích và mẫu vỏ Trái Đất lấy từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

 

Các nhà vật lý thiên văn tại đại học Bern (Thuỵ Sĩ) đã xây dựng mô hình tiến hoá của hành tinh giả định ở phần ngoài Hệ Mặt Trời. Họ ước tính rằng thiên thể này có bán kính hiện tại khoảng 3,7 lần bán kính Trái Đất và nhiệt độ là âm 226 độ C.

 

Nhìn sâu vào trung tâm của Milky Way - thiên hà của chúng ta, kính thiên văn không gian Hubble hé lộ một tấm thảm rực rỡ của hơn nửa triệu sao. Ngoại trừ một số ít sao hiện lên ở phía trước, các sao trong bức hình là một phần của cụm sao trung tâm Milky Way, cụm sao lớn và đặc nhất trong thiên hà của chúng ta. Nó đặc tới mức có thể so sánh mật độ của nó với việc nhồi thêm hàng triệu Mặt Trời vào khoảng trống giữa chúng ta và láng giềng gần nhất là Alpha Centauri. Ở ngay trung tâm thiên hà chúng ta, cụm sao này bao quanh lỗ đen siêu nặng trung tâm, một lỗ đen có khối lượng khoảng 4 triệu lần khối lượng Mặt Trời.

 

Bạn thường tin rằng vàng trong chiếc nhẫn hoặc đồng hồ của bạn đến từ một mỏ ở châu Phi hay ở Úc? Giờ hãy thử nghĩ xa hơn... xa hơn rất nhiều nữa. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học bang Michigan (MSU), làm việc với các đồng nghiệp đến từ đại học Kỹ thuật Darmstadt ở Đức, đang tìm câu trả lời cho một trong những câu hỏi khó nhất của khoa học: Các nguyên tố nặng, như vàng, có nguồn gốc từ đâu?

 

Nghiên cứu mới gợi ý rằng một số vệ tinh băng của Sao Thổ, cũng như các vành nổi tiếng của nó, có thể được hình thành chỉ khoảng một trăm triệu năm trước, còn muộn hơn cả triều đại của nhiều loài khủng long.