Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế, trong đó, tiến sĩ Simon Vaughan đến từ khoa Vật lý thiên văn của đại học Leicester đã phát hiện ra mối liên kết chưa từng biết giữa sự phát triển của các sao trẻ và cách các lỗ đen cũng như các thiên thể kỳ lạ khác ngoài không gian được "nuôi lớn" từ môi trường xung quanh.

Các nhà khoa học đã lập ra được các bản đồ mới của Sao Mộc hiển thị rõ những thay đổi trong Vết Đỏ Lớn thông qua sử dụng kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA. Những bức ảnh cũng đã cho thấy một cấu trúc sóng hiếm gặp trong khí quyển của hành tinh này, cấu trúc này xuất hiện lần cuối từ nhiều thập kỷ trước. Bức ảnh mới này chỉ là đầu tiên trong một loạt ảnh các hành tinh nhóm ngoài Hệ Mặt Trời hàng năm, với mục đích cho chúng ta một cái nhìn về các hành tinh và giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của chúng theo thời gian.

 

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các thiên hà tạo sao với tốc độ cực cao vào khoảng 9 tỷ năm trước với hiệu suất hơn hơn nhiều so với các thiên hà thông thường ngày nay.

Tinh vân Coalsack cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng trong chòm sao Crux. Nó là một vùng tối sẫm nổi bật so với ánh sáng xung quanh của các sao trong Milky Way. Chính vì vậy, mọi người ở Nam bán cầu đều biết đến tinh vân này từ rất lâu.

Rạng sáng các ngày 21 và 22 tháng 10 tới đây, người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có cơ hội chứng kiến cực điểm của mưa sao băng Orionids. Đây là mưa sao băng được coi là tương đối lớn hàng năm. Năm nay, nếu thời tiết cho phép, chúng ta sẽ có thể thấy nhiều sao băng dài và sáng với mật độ khoảng 20 sao băng mỗi giờ.