Tiến sĩ Brett Carter thuộc Trung tâm nghiên cứu RMIT SPACE cùng nhóm của ông ở RMIT, Đại học Boston và Đại học Dartmouth phát hiện ra rằng các gián đoạn điện ở khu vực xích đạo gây ra bởi các biến động từ không gian có thể đe doạ điện lưới ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi và Nam Mỹ - những nơi mà việc bảo vệ cơ sở hạ tầng về điện khỏi các chấn động từ không gian còn chưa được ưu tiên.

 

Cách Trái Đất 450 năm ánh sáng, một ngôi sao trẻ tên là LkCa15 với đĩa vật chất chuyển động quanh nó đang là nơi khai sinh của các hành tinh. Bất chấp khoảng cách đáng kể của đĩa tiền hành tinh này cùng với khí quyển bụi bặm của nó, các nhà thiên của ở Đại học Arizona (UA) đã chụp được hình ảnh đầu tiên của một hành tinh đang hình thành, một hành tinh nằm trong một khoảng trống trong đĩa vật chất của LkCa15.

 

 

Đá Mặt Trăng ngày càng cạn kiệt các nguyên tố có nhiệt độ sôi thấp và dễ bay hơi như Kali, Natri và Kẽm. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Tây Nam (Southwest Research Institute - SwRI) đã kết hợp các mô hình động lực học, nhiệt học và hoá học về sự hình thành Mặt Trăng để giải thích sự thiếu tương đối của các nguyên tố dễ bay hơn trên Mặt Trăng.

 

Giữa tháng 11 này, một hiện tượng thiên văn đáng chú ý với những người yêu thích quan sát sẽ diễn ra. Mưa sao băng Leonids - một mưa sao băng lớn có định kỳ hàng năm - sẽ có cực điểm vào rạng sáng 17 và 18 tháng này. Nếu thời tiết thuận lợi, Leonids năm nay sẽ là một hiện tượng rất đáng để quan sát trong mùa đông này.

 

Dù đã được phát hiện cách đây 20 năm, nhưng chúng ta có rất ít thông tin về sao lùn nâu, đặc biệt là lí do chúng không thể phát triển thành sao. Các nhà khoa học cho rằng, một phần của câu trả lời có lẽ nằm trong các đặc điểm vật lý về mật độ kết hợp của plasma bên trong chúng.