Sự dư thừa các tia gamma từ trung tâm thiên hà Milky Way hầu như chắc chắn bắt nguồn từ những sao neutron quay nhanh, hay các pulsar mili giây, không phải từ sự hủy của vật chất tối như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Đây là kết luận từ các phân tích dữ liệu mới tiến hành bởi hai nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Amsterdam (UvA), Hà Lan, và Đại học Princeton/Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Nghiên cứu mới từ Trung tâm động lực học lượng tử của Đại học Griffith đang mở rộng những quan điểm về không gian và thời gian. Trong một bài báo đã đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society A, Phó giáo sư Joan Vaccaro thách thức giả định lâu nay về việc tiến hóa thời gian - sự tiến triển không ngừng của vũ trụ theo thời gian - là một phần thuộc tính của Tự nhiên.

 

Một nhóm thiên văn quốc tế đã xác định được "hệ mặt trời"(*) lớn nhất trong vũ trụ. Nó cho biết một vật thể từng được cho rằng đã mất tích trong không gian thực ra đang chuyển động trên quĩ đạo quanh một sao ở xa. Khoảng cách giữa hành tinh và sao là hơn 620 tỷ dặm, gấp 7.000 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

 

Sự sống ở các hành tinh khác có lẽ rất đơn giản và tiến tới tuyệt chủng rất nhanh - các nhà sinh học thiên văn ở Đại học quốc gia Australia (ANU) cho biết. Trong một nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu cách thức phát triển của sự sống, các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự sống mới thường sẽ chết do sự nóng lên hoặc lạnh đi trên những hành tinh còn non trẻ.

 

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ California (Caltech) đã tìm ra bằng chứng về một hành tinh khổng lồ có quĩ đạo lớn và kì lạ ở phần ngoài Hệ Mặt Trời. Thiên thể mà các nhà thiên văn học đang tạm gọi là Hành tinh số chín (Planet Nine), có khối lượng khoảng 10 lần khối lượng Trái Đất và quĩ đạo xa hơn quĩ đạo của Sao Hải Vương khoảng 20 lần. Trên thực tế, hành tinh mới phát hiện này cần từ 10 đến 20 nghìn năm để thực hiện một quĩ đạo quanh Mặt Trời.