Ngay lúc này, các nhà thiên văn học đang quan sát một khối cầu khí nóng cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng, bức xạ ra năng lượng gấp hàng trăm tỷ lần Mặt Trời. Nguồn năng lượng đó xuất phát từ một vật thể với đường kính chỉ hơn 10 dặm (~16km) một chút. Và các nhà thiên văn học vẫn chưa thể biết chắc nó là cái gì.

 

Nếu như đúng như họ suy đoán, thì nguồn năng lượng này là một supernova. Nếu vậy thì đây chắc chắn là supernova mạnh nhất từng được biết tới.

Trong số ra tuần này của tạp chí Science, các nhà khoa học thông báo rằng vật thể ở trung tâm nguồn bức xạ này là một loại sao rất hiếm được gọi là sao từ (magnetar) - nhưng một sao phát xạ mạnh như vậy khiến nó đẩy cao những giới hạn năng lượng mà vật lý cho phép.

Một nhóm gồm các nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư đã phát hiện đối tượng này vào tháng 6 năm 2015 khi lần đầu tiên nó sáng lên, nó được gọi tên là ASAS-SN-15lh.

Khối cầu khí bao quanh vật thể này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng ở cách quá xa, khoảng 3,8 tỷ năm ánh sáng. Nhưng nó đã được phát hiện bởi chương trình All Sky Automated Survey for Supernovae (Khảo sát tự động toàn bộ bầu trời để tìm kiếm các supernova, viết tắt là ASAS-SN, phát âm là "assasin" (sát thủ)). Đứng đầu bởi các nhà khoa học bang Ohio, dự án này sử dụng kết quả quan sát của các kính thiên văn nhỏ trên khắp thế giới để xác định các vật thể sáng trong khu vực vũ trụ lân cận của chúng ta.

Mặc dù ASAS-SN đã phát hiện ra khoảng 250 supernova từ khi chương trình hợp tác này đượcbắt đầu vào năm 2014, vụ nổ cung cấp năng lượng cho ASASSN-15lh là hoàn toàn khác biệt do độ sáng tuyệt đối của nó. Nó mạnh hơn 200 lần so với mức trung bình của các supernova, sáng hơn Mặt Trời 570 tỷ lần và sáng hơn toàn bộ số sao trong Milky Way tập hợp lại 20 lần.

"Chúng tôi thắc mắc, tại sao có thể như vậy?" Stanek, giáo sư thiên văn học Ohio nói. "Cần rất nhiều năng lượng để sáng như vậy, và năng lượng đó đã đến từ đâu đó."

"Câu trả lời chân thật lúc này là chúng tôi không hề biết cái gì là nguồn năng lượng của ASASSN-15lh," cho biết của Subo Dong, tác giả chính bài báo đã đăng trên Science, giáo sư thiên văn học của viện Thiên văn học và Vật lý thiên văn Kavli, đại học Bắc Kinh.

Ông bổ sung rằng phát hiện này "có thể dẫn tới suy nghĩ mới và những quan sát mới về toàn bộ nhóm supernova siêu sáng."

Todd Thompson, giáo sư thiên văn học ở Ohio đưa ra một cách giải thích khả dĩ. Supernova có thể tạo ra một loại sao cực hiếm gọi là sao từ mili-giây - một sao cực đặc và quay rất nhanh với từ trường cực mạnh.

Để phát sáng đến vậy, sao từ đặc biệt này hẳn phải quay với tốc độ tối thiểu là 1.000 vòng mỗi giây, và chuyển hoá năng lượng quay thành bức xạ ánh sáng với hiệu suất gần 100%, Thompson giải thích. Đây sẽ là mẫu đặc biệt nhất của sao từ mà các nhà khoa học tin rằng khả thi về mặt vật lý. "Liệu chúng ta sẽ thấy một vật thể sáng hơn thế nữa? Nếu đó đúng là một sao từ thì câu trả lời là không."

Kính thiên văn không gian Hubble sẽ hỗ trợ việc tìm ra câu trả lời trong năm nay vì nó sẽ cho phép các nhà thiên văn quan sát thiên hà có chứa vật thể này. Nếu nhóm nghiên cứu thấy nó nằm ở ngay trung tâm của một thiên hà lớn, thì có lẽ nó không phải sao từ và khí quanh nó không phải bằng chứng về một supernova, mà thay vào đó là một hoạt động hạt nhân bất thường quanh một lỗ đen siêu nặng.

Nếu vậy, độ sáng của nó sẽ tạ ra một dạng hiện tượng hoàn toàn mới, đồng tác giả Christopher Kochanek cho biết. Nó là điều chưa từng được thấy ở trung tâm các thiên hà.

Bryan
Theo Science Daily