Năm 2005, hai nhà thiên văn Mike Brown và Chad Trujillo đã phát hiện ra hành tinh lùn Makemake, được cho là thiên thể lớn thứ ba trong vành đai Kuiper, sau Pluto và Eris. Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học tin rằng thiên thể này hoàn toàn đơn độc trên quĩ đạo dài quanh Mặt Trời của nó. Nhưng dữ liệu mới từ kính thiên văn không gian Hubble đã cho thấy một vệ tinh chuyển động quanh hành tinh lùn này, và đưa ra giải thích cho vị trí nó đã ẩn giấu.

 

Một thời điểm nào đó trong khoảng vài triệu năm gần đây, một supernova không quá xa đã ném những hạt mang điện dưới dạng các tia vũ trụ về mọi hướng. Hạt nhân của các đồng vị phóng xạ sau một chặng đường dài cuối cùng cũng tới Trái Đất. Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington tại St.Louis đã tìm thấy những vết tích của trận dội bom này lên hành tinh chúng ta, rải những mảnh vụn nguyên tử liên sao vào Trái Đất.

 

Ngày 14 tháng 9 năm ngoái, những làn sóng năng lượng di chuyển trong hơn 1 tỷ năm đã nhẹ nhàng lách qua vùng không-thời gian lân cận Trái Đất. Nhiễu loạn gây ra bởi cuộc sáp nhập của hai lỗ đen đã được ghi nhận bởi hai cơ sở của Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa laser (LIGO) ở Hanford, Washington và Livingston, Lousiana. Sự kiện này dánh dấu ghi nhận đầu tiên từng có về sóng hấp dẫn và mở ra một cửa sổ mới cho khoa học về cách vận hành của vũ trụ.

 

Trong thời gian bạn cần để kết thúc một bữa trưa, nhiều cặp lỗ đen đang sáp nhập ở đâu đó trong vũ trụ. Đó là một bức tranh đáng ngạc nhiên được biết tới qua những quan sát của Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa laser (LIGO). Vào tháng hai vừa qua, LIGO đã công bố ghi nhận đầu tiên về sóng hấp dẫn, xác nhận một dự đoán quan trong trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Làn sóng lịch sử này đã tới Trái Đất từ cuộc sáp nhập của một cặp lỗ đen cách chúng ta 1,3 tỷ năm ánh sáng.

 

Một nhóm các nhà khoa học nhiều quốc gia đã tìm thấy bằng chứng về một loạt các vụ nổ supernova lớn gần Hệ Mặt Trời của chúng ta, khiến Trái Đất tắm trong các mảnh vụn phóng xạ. Các nhà khoa học đã tìm thấy phóng xạ sắt-60 trong trầm tích và mẫu vỏ Trái Đất lấy từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.