Các nhà vật lý thiên văn đã có một bước tiến lớn trong việc hiểu rõ hơn về sự hình thành của các lỗ đen siêu nặng. Sử dụng dữ liệu từ Hubble và hai kính thiên văn không gian khác, các nhà nghiên cứu Italia đã tìm ra bằng chứng tốt nhất từng có về những "hạt giống" đầu tiên của những thiên thể khổng lồ này.

 

Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, trong đó có hai giáo sư và ba sinh viên đã tốt nghiệp của UCLA (Đại học California - Los Angeles), đã phát hiện và xác nhận thiên hà mờ nhất của vũ trụ sớm từng được biết tới. Sử dụng đài quan sát W. M. Keck trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thiên hà này ở thời điểm 13 tỷ năm trước. Kết quả đã được công bố trên Astrophysical Journal Letters.

 

Chuỗi các ảnh được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA cho thấy sao chổi 252P/LINEAR khi nó đi ngang qua Trái Đất. Cuộc viếng thăm lần này là một trong những cuộc gặp gỡ gần nhất giữa một sao chổi với hành tinh chúng ta.

 

Các nhà vật lý thiên văn thuộc Viện vật lý thiên văn Leibniz ở Postdam (AIP) và Đại học John Hopkins (JHU) ở Baltimore đã lần đầu tiên đo được chu kỳ quay của các sao trong một cụm sao có tuổi thọ gần với Mặt Trời và nhận thấy chúng tương tự nhau. Nó cho thấy chu kỳ quay của các sao này là khoảng 26 ngày - giống như Mặt Trời của chúng ta. Khám phá này củng cố đáng kể cái được gọi là tính kết nối Mặt Trời-sao, một nguyên lý cơ bản của mô hình sao hiện nay trong vật lý thiên văn.

 

Cùng các thiên hà không định hình, các thiên hà xoắn chiếm khoảng 60% tổng số thiên hà trong vùng vũ trụ địa phương. Tuy nhiên, bất chấp tỷ lệ lớn đó, mỗi thiên hà xoắn đều là độc nhất, giống như những bông tuyết không bao giờ giống nhau. Điều này được chứng minh bởi thiên hà xoắn nổi bật NGC 6814 với phần trung tâm sáng tực và những cánh tay xoắn ngoạn mục gợn lên những đám bụi tối, được ghi hình bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA.