Cụm sao cầu này, được biết với tên là NGC 6496 có tuổi khoảng 10,5 tỷ năm, là nơi cư trú của nhiều sao chứa kim loại nặng. Các sao thuộc cụm sao đẹp ngoạn mục này được làm giàu bởi thành phần kim loại chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với sao trong các cụm sao thông thường. (Trong thiên văn học, mọi nguyên tố nặng hơn hydro và heli đều được coi là kim loại).

 

Các nhà thiên văn học với việc sử dụng dữ liệu quan sát từ kính thiên văn không gian Hubble đã khám phá ra rằng vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn từ 5 đến 9% so với dự đoán.

 

 

Qua nghiên cứu bằng mô phỏng máy tính, các nhà thiên văn học ở Đại học Lund, Thuỵ Điển cho thấy rất có khả năng Hành tinh số 9, thiên thể được xác định trên lý thuyết và được tạm coi là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời, thực chất là một ngoại hành tinh. Điều đó sẽ khiến nó trở thành ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy ngay trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Giả thuyết được đặt ra là Mặt Trời trong "thời còn trẻ" của nó khoảng 4,5 tỷ năm trước đã "đánh cắp" Hành tinh số 9 khỏi sao ban đầu của nó.

 

Các nhà khoa học đã phát hiện một phân lớp mới của thiên hà mà ở đó gió từ lỗ đen siêu nặng đủ mạnh để ngăn chặn sự hình thành sao trong tương lai. Những thiên hà đỏ và chết chóc vì vắng các sao trẻ này chiếm một phần không nhỏ trong vùng vũ trụ lân cận của chúng ta, nhưng bí ẩn đối với các nhà thiên văn học trong nhiều năm qua là cơ chế nào đã khiến sự hình thành sao không xảy ra mặc dù các thiên hà này có đầy đủ các nguyên liệu cần thiết.

 

 

Một nhóm các nhà vật lý Hungari đã công bố một bài báo vào năm ngoái về khả năng tồn tại loại lực thứ năm của tự nhiên. Bài báo này đã không được công bố rộng rãi, nhưng phân tích dữ liệu gần đây thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Irvine (UC-Irvine) đã hướng sự chú ý trở lại nó.