Các nhà khoa học đang làm sáng tỏ thêm thông tin về sao chổi C/2012 S1 (ISON) đang tiếp tục cuộc hành trình của nó về phía Mặt Trời. Sao chổi C/ISON sẽ lướt qua cách bề mặt Mặt Trời khoảng 730.000 dặm (khoảng 1.175.000km) vào ngày 28 tháng 11 và có thể dễ dàng quan sát từ Trái Đất từ đầu tháng 12.

Những viên kim cương, đủ lớn để làm đẹp cho một chiếc vòng cổ hay vòng đeo tay, có thể rơi xuống như mưa trong khí quyến của Sao Thổ và Sao Mộc, các nhà khoa học Mỹ cho biết.

Rạng sáng ngày 19 tháng 10, người yêu thích bầu trời sẽ có dịp quan sát một phần của hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Đây cũng là hiện tượng nguyệt thực cuối cùng trong năm nay.

 

Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler và Spitzer (1) của NASA, các nhà thiên văn học đã tạo ra bản đồ mây đầu tiên của một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời chúng ta, đó là một "Sao Mộc" nóng được biết đến với cái tên Kepler-7b (2).

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế trong đó có một nhà nghiên cứu của viện thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence (1) (viết tắt là LLNL) vừa khẳng định rằng sự sống thực sự rất có thể đến từ ngoài Trái Đất.