Một nhóm thiên văn quốc tế đã xác định được "hệ mặt trời"(*) lớn nhất trong vũ trụ. Nó cho biết một vật thể từng được cho rằng đã mất tích trong không gian thực ra đang chuyển động trên quĩ đạo quanh một sao ở xa. Khoảng cách giữa hành tinh và sao là hơn 620 tỷ dặm, gấp 7.000 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

 

Sự sống ở các hành tinh khác có lẽ rất đơn giản và tiến tới tuyệt chủng rất nhanh - các nhà sinh học thiên văn ở Đại học quốc gia Australia (ANU) cho biết. Trong một nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu cách thức phát triển của sự sống, các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự sống mới thường sẽ chết do sự nóng lên hoặc lạnh đi trên những hành tinh còn non trẻ.

 

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ California (Caltech) đã tìm ra bằng chứng về một hành tinh khổng lồ có quĩ đạo lớn và kì lạ ở phần ngoài Hệ Mặt Trời. Thiên thể mà các nhà thiên văn học đang tạm gọi là Hành tinh số chín (Planet Nine), có khối lượng khoảng 10 lần khối lượng Trái Đất và quĩ đạo xa hơn quĩ đạo của Sao Hải Vương khoảng 20 lần. Trên thực tế, hành tinh mới phát hiện này cần từ 10 đến 20 nghìn năm để thực hiện một quĩ đạo quanh Mặt Trời.

 

Các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn vô tuyến Nobeyama 45m đã phát hiện ra những dấu hiệu của một lỗ đen có khối lượng bằng 100.000 khối lượng của Mặt Trời xung quanh trung tâm Milky Way. Nhóm nghiên cứu cho rằng lỗ đen có "khối lượng trung bình" này có thể là chìa khóa để tìm hiểu sự ra đời của những lỗ đen siêu nặng nằm ở trung tâm các thiên hà.

 

Những thiên hà lùn mới hình thành có thể là lý do làm vũ trụ nóng lên khoảng 13 tỷ năm trước, theo như nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà khoa học quốc tế trong đó có nhà nghiên cứu của đại học Virginia. Phát hiện này mở ra một phương pháp mới để hiểu rõ hơn về thời kì đầu trong lịch sử 14 tỷ năm của vũ trụ.