Rạng sáng 6/5 tới đây, mưa sao băng Eta Aquarids sẽ đạt cực điểm và người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có nhiều khả năng theo dõi được hiện tượng này. Hiện tượng sẽ được quan sát phù hợp nhất vào khoảng từ 3h cho tới khi trời sáng ngày thứ sáu tới.

 

 

Một sao chổi mới được xác định có thể mang lại những cái nhìn mới về sự ra đời của Hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học tin rằng sao chổi chứa các vật chất đã tạo thành vùng trong của Hệ Mặt Trời trong thời gian Trái Đất hình thành. Những vật liệu độc nhất này đã được lưu giữ trong đám mây Oort suốt hàng tỷ năm.

 

 

Năm 2005, hai nhà thiên văn Mike Brown và Chad Trujillo đã phát hiện ra hành tinh lùn Makemake, được cho là thiên thể lớn thứ ba trong vành đai Kuiper, sau Pluto và Eris. Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học tin rằng thiên thể này hoàn toàn đơn độc trên quĩ đạo dài quanh Mặt Trời của nó. Nhưng dữ liệu mới từ kính thiên văn không gian Hubble đã cho thấy một vệ tinh chuyển động quanh hành tinh lùn này, và đưa ra giải thích cho vị trí nó đã ẩn giấu.

 

Một thời điểm nào đó trong khoảng vài triệu năm gần đây, một supernova không quá xa đã ném những hạt mang điện dưới dạng các tia vũ trụ về mọi hướng. Hạt nhân của các đồng vị phóng xạ sau một chặng đường dài cuối cùng cũng tới Trái Đất. Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington tại St.Louis đã tìm thấy những vết tích của trận dội bom này lên hành tinh chúng ta, rải những mảnh vụn nguyên tử liên sao vào Trái Đất.

 

Ngày 14 tháng 9 năm ngoái, những làn sóng năng lượng di chuyển trong hơn 1 tỷ năm đã nhẹ nhàng lách qua vùng không-thời gian lân cận Trái Đất. Nhiễu loạn gây ra bởi cuộc sáp nhập của hai lỗ đen đã được ghi nhận bởi hai cơ sở của Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa laser (LIGO) ở Hanford, Washington và Livingston, Lousiana. Sự kiện này dánh dấu ghi nhận đầu tiên từng có về sóng hấp dẫn và mở ra một cửa sổ mới cho khoa học về cách vận hành của vũ trụ.