Các nhà nghiên cứu thuộc dự án tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời Kepler của NASA vừa công bố dữ liệu mới của họ về các ngoại hành tinh đã được quan sát, với hơn 1.200 ngoại hành tinh mới được ghi nhận. Con số này là làm số lượng hành tinh đã có trong danh sách được tăng thêm hơn gấp đôi.

 

Một nhóm các nhà vật lý thiên văn từ nhiều quốc gia, trong đó có giáo sư Phil Charles ở đại học Southampton, đã phát hiện một cơn gió dữ dội từ một trong những lỗ đen gần Trái Đất nhất từng được biết tới.

 

Chiều tối mùng 9 tháng 5 tới đây theo giờ Việt Nam, một hiện tượng thiên văn hiếm gặp sẽ diễn ra: Sao Thuỷ đi qua đĩa sáng Mặt Trời. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra 14 lần trong toàn bộ thế kỷ 21. Tuy nhiên, chỉ có một vùng nhỏ của Việt Nam có một phần cơ hội quan sát hiện tượng này.

 

 

Đầu năm nay các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng về Hành tinh thứ chín (Planet Nine), một hành tinh có khối lượng cỡ Sao Hải Vương có quĩ đạo elip cách xa Mặt Trời gấp 10 lần Pluto. Từ đó tới nay các nhà lý thuyết đã đau đầu với việc tại sao một hành tinh có thể có quĩ đạo xa như vậy.

 

Các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn TRAPPIST ở đài quan sát La Silla của ESO (Đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu) đã phát hiện ra ba hành tinh chuyển động trên quỹ đạo quanh một sao lùn "cực lạnh" cách Trái Đất chỉ 40 năm ánh sáng. Các hành tinh này có kích thước và nhiệt độ tương tự với Sao Kim và Trái Đất, chúng là những mục tiêu tốt nhất cho tới nay để tìm kiếm sự sống ngoài Hệ Mặt Trời. Chúng là những hành tinh đầu tiên từng được phát hiện quanh một sao nhỏ và mờ như vậy. Kết quả nghiên cứu này được công bố ngày mùng 2 tháng 5 trên tạp chí Nature.