Các nhà vật lý thiên văn thuộc Viện vật lý thiên văn Leibniz ở Postdam (AIP) và Đại học John Hopkins (JHU) ở Baltimore đã lần đầu tiên đo được chu kỳ quay của các sao trong một cụm sao có tuổi thọ gần với Mặt Trời và nhận thấy chúng tương tự nhau. Nó cho thấy chu kỳ quay của các sao này là khoảng 26 ngày - giống như Mặt Trời của chúng ta. Khám phá này củng cố đáng kể cái được gọi là tính kết nối Mặt Trời-sao, một nguyên lý cơ bản của mô hình sao hiện nay trong vật lý thiên văn.

 

Cùng các thiên hà không định hình, các thiên hà xoắn chiếm khoảng 60% tổng số thiên hà trong vùng vũ trụ địa phương. Tuy nhiên, bất chấp tỷ lệ lớn đó, mỗi thiên hà xoắn đều là độc nhất, giống như những bông tuyết không bao giờ giống nhau. Điều này được chứng minh bởi thiên hà xoắn nổi bật NGC 6814 với phần trung tâm sáng tực và những cánh tay xoắn ngoạn mục gợn lên những đám bụi tối, được ghi hình bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA.

 

 

Các hành tinh lùn đều thuộc về những tập hợp còn bí ẩn. Ngoại trừ Ceres nằm trong vành đai tiểu hành tinh chính ở giữa quĩ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc, tất cả các thành viên khác của loại thiên thể này trong Hệ Mặt Trời đều nằm ở quĩ đạo xa hơn Sao Hải Vương. Chúng cách Trái Đất rất xa, nhỏ và lạnh, khiến cho chúng rất khó được quan sát, ngay cả với những kính thiên văn lớn. Vì vậy nên hầu hết chúng mới được các nhà thiên văn phát hiện trong vài thập kỷ gần đây.

 

Một thiên hà xanh và mờ cách Trái Đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng, ở vị trí của chòm sao Leo Minor (Sư tử nhỏ) có thể làm sáng tỏ hơn những điều kiệu đầu tiên trong sự ra đời của vũ trụ.

 

 

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu bởi các nhà khoa học Nhật Bản đã xây dựng một bản đồ 3D về 3000 thiên hà ở khoách cách 13 tỷ năm ánh sáng từ Trái Đất, và nhận thấy rằng thuyết tương đối rộng của Einstein vẫn áp dụng đúng.