Sao chổi là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng ta có thể quan sát sao chổi lớn khi chúng đến đủ gần Trái Đất mà không cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị quang học, một số sao chổi có khoảng cách xa hơn hoặc mờ hơn có thể được quan sát bằng các kính thiên văn hay ống nhòm nghiệp dư. Những quan sát sao chổi đã có từ rất lâu, nhưng quá trình nhận thức và tìm hiểu đối tượng này đã trải qua một loạt những biến chuyển. Ở đây chúng ta sẽ nhắc tới một số nét chính về nhận thức lịch sử và các đặc điểm vật lý của sao chổi.

 

Chúng ta đã biết Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh cùng các hành tinh lùn, tiểu hành tinh và nhiều thiên thể nhỏ khác. Các thiên thể trong Hệ này đều chuyển động quanh Mặt Trời với các quĩ đạo khác nhau, tuy vậy tất cả chúng đều tuần theo những qui luật nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm đôi chút về các qui luật đó.

 

Cho tới nửa đầu năm 2006, chúng ta vẫn biết tới việc Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh chính cùng các tiểu hành tinh, vệ tinh và nhiều thiên thể khác. Chắc hẳn hầu hết những người dọc bài viết này đều con nhớ điều này. Đến nay, số hành tinh trong hệ Mặt Trời chỉ còn có 8 do hành tinh thứ 9 là Pluto đã bị loại khỏi danh sách và trở thành thành viên của một nhóm mới gọi là các hành tinh lùn...

 

Dưới đây là danh sách 500 tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất Hệ Mặt Trời. Trong số này không chỉ có các tiểu hành tinh từ vành đai tiểu hành tinh (asteroid belt) nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc mà còn gồm cả các tiểu hành tinh thuộc nhóm TNOs (trans-Neptunian objects) - nhóm các thiên thể nhỏ có quĩ đạo xa hơn quĩ đạo trung bình của Sao Hải Vương.

 

Solar System Formation

Chúng ta sống trên hành tinh thứ ba của một hệ hành tinh mà chúng ta gọi là Hệ Mặt Trời. Với việc nắm được cấu trúc tổng quát của Hệ Mặt Trời, việc giải thích sự ra đời của nó đã thu hút được sự chú ý và trở thành một vấn đề hấp dẫn từ những thế kỉ 18,19.