Bức ảnh tuyệt đẹp này mới được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble, nó ghi lại hình ảnh của thiên hà xoắn NGC 4206, nằm cách chúng ta khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Nó nằm ở khu vực chòm sao Virgo khi quan sát từ Trái Đất.

Một phép đo mới được thực hiện về vật chất tối trong Milky Way đã hé lộ rằng chỉ có khoảng một nửa lượng vật chất bí ẩn này trong thiên hà do với những gì người ta nghĩ trước đây. Các nhà thiên văn học Australia đã sử dụng phương pháp được phát triển từ gần 100 năm trước để khám phá ra rằng khối lượng vật chất tối trong thiên hà của chúng ta là khoảng 8.1011 (800 tỷ) khối lượng Mặt Trời của chúng ta.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen đang cuốn lấy khi từ một ngôi sao ở gần với tốc độ nhanh gấp 10 lần những gì được ước đoán trước đây. Lỗ đen này có tên là P13, nằm ở vùng ngoại vi của thiên hà NGC7793, cách Trái Đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng và nó "làm thịt" một khối lượng tương đương với 100 tỷ tỷ cái xúc xích trong mỗi phút.

Một sợi dài của vật chất Mặt Trời vừa xuất hiện ngay mặt phía trước của Mặt Trời, kéo dài khoảng 1 triệu dặm. Các sợi này là những đám mây vật chất bay lơ lửng phía trên bề mặt của Mặt Trời bởi từ trường mạnh. Dù có tính không ổn định nhưng chúng có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần.

Tối ngày 08 tháng 10 tới đây, Việt Nam cùng nhiều vùng khác trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đây cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2014. Vậy ở đâu, khi nào và làm thế nào để bạn costher quan sát hiện tượng này?