kepler452b

Các nhà thiên văn học sử dụng hệ thống kính ALMA (Tổ hợp kính thiên văn milimet/hạ-milimet Atacama) đã khám phá ra một thiên thể có thể là một hành tinh lớn ở rìa của Hệ Mặt Trời chúng ta. Trong khi quan sát hệ sao Alpha Centauri - hệ sao gần Trái Đất nhất, họ đã phát hiện một vật thể chuyển động nhanh lướt qua trường nhìn.

geminids12Tháng 12, người yêu thích bầu trời có cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids - một trong những trận mưa sao băng lớn nhất diễn ra hàng năm từ khoảng mùng 4 tới 17 tháng này. Cực điểm của hiện tượng này sẽ rơi vào khoảng ngày 13, 14 với thời điểm quan sát lý tưởng nhất là rạng sáng ngày 14/12. Không bị ánh Trăng cản trở, ở những nơi ít ô nhiễm và lý tưởng về thời tiết, người quan sát có thể thấy từ 100 đến 120 sao băng mỗi giờ.

bh magneticfield

Hầu hết mọi người nghĩ lỗ đen là những "máy hút bụi" chân không khổng lồ hút sạch mọi thứ tới gần nó. Nhưng các lỗ đen siêu nặng ở trung tâm các thiên hà giống như những động cơ hơn, chúng chuyển hoá năng lượng từ vật chất rơi vào trong chúng thành dạng bức xạ mạnh đến mức có thể làm lu mờ ánh sáng của tất cả các sao xung quanh cộng lại.

keplerplanetarysystemCó hay không sự sống trên các hành tinh khác? Một nghiên cứu gần đây của Jason Steffen ở Đại học Nevada ở Las Vegas (Mỹ) đã làm sáng tỏ thêm phần nào câu hỏi đầy thách thức này. Có lẽ, sự sống có thể tồn tại với sự hỗ trợ lẫn nhau ở các hành tinh láng giềng.

altĐược phát hiện ngày 31 tháng 10 năm 2013, sao chổi C/2013 US10 (Catalina) đã tới vị trí thích hợp để có thể được quan sát từ lúc này cho tới tháng 1 năm 2016. Với một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ (hoặc thậm chí mắt thường nếu có điều kiện đủ lý tưởng), bạn hoàn toàn có thể quan sát sao chổi này vào lúc rạng sáng những ngày tới.