Một cách ước tính chính xác hơn khoảng cách của hàng nghìn tinh vân hành tinh phân tán khắp thiên hà của chúng ta đã được thông báo bởi nhóm ba nhà thiên văn học làm việc tại đại học Hong Kong: Tiến sĩ David Frew, giáo sư Quentin Parker và tiến sĩ Ivan Bojicic. Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu này trong Báo cáo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia (Anh).
Mặc dù có cái tên như vậy, các tinh vân hành tinh (planetary nebula) không liên quan gì tới các hành tinh. Chúng được mô tả bởi các nhà thiên văn học trước đây khi họ thấy chúng dưới dạng những thiên thể dạng đĩa qua các kính thiên văn.
Ngày nay chúng ta biết rằng tinh vân hành tinh thực ra ;à giai đoạn cuối trong hoạt động của các sao dạng Mặt Trời. Khi đi tới cuối đời, những sao này giải phóng hầu hết khí quyển vào không gian, để lại một cái lõi đặc. Ánh sáng từ lõi đặc này khiến cho phần khí đang nở ra phát sáng với nhiều màu sắc và mờ dầm trong hàng chục nghìn năm.
Chỉ riêng thiên hà của chúng ta đã có hàng nghìn tinh vân hành tinh như vậy, và chúng chính là những đối tượng hấp dẫn đối với các nhà thiên văn học chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư để họ chụp được những tấm ảnh tuyệt đẹp. Nhưng bất chấp những nghiên cứu đã có, các nhà khoa học vẫn phải vật lộn với một bài toán, đó là việc đo khoảng cách của chúng.
Tiến sĩ Frew, trưởng nhóm tác giả của bài báo cho biết: "Trong nhiều thập kỷ, việc đo khoảng cách của các tinh vân hành tinh trong thiên hà đã là một vấn đề rất nghiêm túc, thậm chí gần như nghiêm trọng bởi bản chất cực kì đa dạng của chính các tinh vân và các sao trung tâm của chúng. Nhưng tìm thấy khoảng cách của chúng là rất quan trọng để hiện được bản chất và các tính chất vật lý thực sự của chúng."
Hình ảnh tổng hợp 22 tinh vân hành tinh nổi tiếng được đo khoảng cách và kích thước bằng phương pháp mới
Thang tỷ lệ được chú thích là 4 năm ánh sáng như trong hình
Giải pháp được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu rất đơn giản. Phương pháp của họ chỉ yêu cầu ước tính độ mờ đi của tinh vân (gây ra bởi khí và bụi giữa các sao), kích thước biểu kiến của thiên thể trên bầu trời (theo các khảo sát có độ phân giải cao nhất) và độ sáng của chúng.
Kết quả được gọi là "liên hệ sáng bề mặt" đã mang lại độ chính xác rất cao khi sử dụng so sánh với hơn 300 tinh vân hành tinh đã được biết rõ khoảng cách chính xác qua các phép đo độc lập và đáng tin cậy. Giáo sư Parker giải thích răng "Kĩ thuật cơ bản không phải là mới nhưng điểm mấu chốt mang lại thành công cho nó là việc sử dụng cùng lúc ba tham số quan trọng có liên quan."
Phương pháp mới này có thể được và cho phép các nhà thiên văn học đo khoảng cách chính xác của các tinh vân hành tinh gấp 5 lần so với các phương pháp trước đây.
Tinh vân hành tinh là một giai đoạn đặc biệt hấp dẫn của một sao có khối lượng thấp và trung bình. Đo được khoảng cách chính xác hơn và qua đó là cả kích thước của chúng sẽ mang lại cho các nhà khoa học một cái nhìn sâu sắc hơn vào quá trình hình thành và phát triển của các thiên thể này, cũng như toàn bộ quá trình tiến hoá và chết đi của các ngôi sao.
Bryan
- VACA -
Theo Science Daily