Jupiter and Saturn

Nghiên cứu mới của Matt Clement tại Viện khoa học Carnegie (Washington, DC - Mỹ) đã hé lộ nơi có lẽ là vị trí ban đầu của Sao Mộc và Sao Thổ. Phát hiện này định hình lại hiểu biết của chúng ta về những lực đã tham gia tạo dựng nên cấu trúc bất thường của Hệ Mặt Trời.

Vào giai đoạn đầu, Mặt Trời của chúng ta bao quanh bởi một đĩa khí và bụi quanh quanh nó. Đó là nơi mà các hành tinh hình thành. Quỹ đạo của các hành tinh sơ khai được cho rằng gần nhau và đều gần tròn. Nhưng tồi tương tác hấp dẫn của những thiên thể lớn hơn làm nhiễu loạn các chuyển động này và khiến cho những hành tinh khổng lồ mới ra đời nhanh chóng dịch chuyển và tạo thành kết cấu mà chúng ta thấy ngày nay.

"Giờ đây chúng ta biết rằng có hàng nghìn hệ hành tinh trong chính thiên hà Milky Way," Clement nói. "Nhưng hóa ra sự sắp xếp của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là rất khác thường. Vì thế chúng tôi sử dụng các mô hình để tua ngược lại và tái tạo quá trình hình thành của nó. Việc này hơi giống với tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra trong một vụ tai nạn xe - những chiếc xe đã đi nhanh ra sao, theo những hướng nào, .v.v..."

Clement và các đồng tác giả - gồm John Chambers ở Carnegie, Sean Raymond ở Đại học Bordeaux (Pháp), Rogerio Deienno ở Viện nghiên cứu Tây Nam và André Izidoro ở Đại học Rice (cả hai đều ở Texas, Mỹ) - đã thực hiện 6.000 mô phỏng về tiến hóa của Hệ Mặt Trời chúng ta, hé lộ một chi tiết bất ngờ về mối liên kết ban đầu giữa Sao Mộc và Sao Thổ.

Sao Mộc sơ khai được cho rằng di chuyển quanh Mặt Trời ba lần trong cùng khoảng thời gian mà Sao Thổ đi được hai vòng quỹ đạo. Nhưng cách sắp xếp này không thể giải thích một cách thỏa đáng về sự sắp xếp các hành tinh khổng lồ mà chúng ta thấy ngày nay. Các mô hình của nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Sao Mộc hai vòng - Sao Thổ một vòng mới tạo nên kết cấu ngày nay.

"Điều này chỉ ra rằng dù hiện nay Hệ Mặt Trời hơi kỳ quái, nhưng không phải nó luôn như vậy," Clement giải thích. "Thêm nữa, giờ đây khi đã xác định được tính hiệu quả của mô hình này, chúng tôi có thể sử dụng nó để tìm hiểu sự hình thành của các hành tinh đất đá, trong đó có hành tinh của chúng ta, và có lẽ còn giúp chúng tôi có được khả năng tìm kiếm những hệ hành tinh tương tự ở đâu đó có tiềm năng cho sự sống."

Mô hình này cũng có thất vị trí của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đã được định hình bởi khối lượng của vành đai Kuiper - một khu vực đầy băng ở rìa của Hệ Mặt Trời nơi có chứa các hành tinh lùn và các thiên thể nhỏ dạng hành tinh mà Pluto chính là vật thể lớn nhất - và bởi một hành tinh băng khổng lồ đã bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt Trời sơ khai.

Bryan
Theo Science Daily