Milky Way

Dữ liệu từ kính thiên văn VLT ở Chile cho thấy có một vụ bùng nổ lớn ở trung tâm thiên hà Milky Way của chúng ta cách đây khoảng 1 tỷ năm.

Kính VLT (Very Lare Telescope/Kính thiên văn rất lớn) của ESO (Tổ chức nghiên cứu thiên văn của châu Âu đặt tại Nam bán cầu) đặt tại Chile đã có được một cái nhìn thoáng qua về lịch sử của Milky Way. Các nhà thiên văn học cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng về việc đã có một vụ bùng nổ tạo sao dữ dội đến mức nó gây ra hơn 100.000 vụ nổ supernova.

Theo dữ liệu mới thu được, Milky Way đã từng trải qua giai đoạn mà các nhà thiên văn học gọi là "thiên hà bùng nổ tạo sao". Những thiên hà trải qua giai đoạn này có tốc độ tạo sao rất nhanh. Khoảng 80% số sao trong Milky Way đã hình thành trong khoảng từ 8 đến 13,5 tỷ năm trước. Nhưng khoảng 1 tỷ năm trước, một vụ bùng nộ tạo sao dữ dội khác đã xảy ra, tạo nên nhiều sao nặng mới. Những ngôi sao lớn này có đời sống ngắn hơn so với các sao nhỏ. Khi chết đi, chúng phát nổ dưới dạng các supernova. Và trong giai đoạn đó, đã có hàng loạt sao nặng như vậy cùng chết đi tạo thành rất nhiều supernova cùng lúc.

Nhà nghiên cứu Francisco Nogueras-Lara nói trong một thông cáo báo chí: "Sự bùng nổ hoạt động này, mà kết quả là vụ nổ của hơn 100.000 supernova, có lẽ là một trong những sự kiện dữ dội nhất trong lịch sử của Milky Way.

Dữ liệu mới cũng loại trừ được một giả thuyết cũ cho rằng các ngôi sao đều hình thành gần như cùng một thời điểm.

Nghiên cứu này đã được đăng trên Nature Astronomy

R.T
Theo Astronomy