Các bài mới nhất

JWST-ER1
28 Tháng 9, 2023

James Webb phát hiện một thiên hà lớn đang ngủ yên

by Đắc Cường
Các nhà thiên văn đã báo cáo về việc phát hiện một thiên hà mới nhờ quan sát của Kính thiên văn không gian James Webb, những quan sát này là một phần của khảo sát COSMOS-Web. Đối tượng được phát hiện này được đặt số hiệu JWST-ER1, một thiên hà không hoạt động khổng lồ và đậm đặc. Phát hiện này đã được công bố ngày 14 tháng 9 dưới dạng đợi in trên arXiv.
Europa
28/09/2023

James Webb tìm thấy dấu hiệu quan trọng của sự sống trên Europa

by R.T
Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) vừa cho thấy sự có mặt của carbon dioxide ở vệ tinh Europa của Sao Mộc, làm tăng thêm khả năng về việc thế giới nước lạnh giá này có thể có sự sống.
Terzan 12
27/09/2023

Cụm sao cầu Terzan 12 lấp lánh trong ống kính Hubble

by Goneww
Cụm sao cầu Terzan 12 - một tập hợp sao lớn, liên kết chặt chẽ lấp đầy trong khung hình của bức ảnh này được chụp bởi Kính thiên văn Không gian Hubble của NASA/ESA. Cụm sao cầu này, nằm sâu trong thiên hà Milky Way và thuộc chòm sao Sagittarius, có nghĩa là nó bị bao phủ bởi khí và bụi, đây là tác nhân hấp thụ và làm thay đổi ánh sáng của các sao phát ra từ Terzan 12.
starshade
22/09/2023

Có lẽ cần một công nghệ mới đầy tham vọng để tìm ra những Trái Đất khác

by Đắc Cường
Cuộc đua tìm kiếm những hành tinh dạng Trái Đất có thể cho phép sự sống đang diễn ra. Chúng ta đã bắt đầu với việc quan sát khí quyển của những ngoại hành tinh lớn nằm trong vùng sống được, như nhóm các hành tinh dạng hycean (các hành tinh được bao phủ bởi đại dương), những đột phá quan trọng nhất có thể đến với sự phát triển của công nghệ kính thiên văn chuyên dụng tiên tiến hơn. Một trong những thiết kế mới sử dụng một thiết bị là "starshade" - một tấm chắn có mục đích che bớt ánh sáng của một ngôi sao ở xa, cho phép chúng ta quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh của nó. Vậy liệu công nghệ như vậy đã đủ để quan sát rõ ràng các hành tinh xa xôi?

Tin tức

starshade

Có lẽ cần một công nghệ mới đầy tham vọng để tìm ra những Trái Đất khác

by Đắc Cường
Cuộc đua tìm kiếm những hành tinh dạng Trái Đất có thể cho phép sự sống đang diễn ra. Chúng ta đã bắt đầu với việc quan sát khí quyển của những ngoại hành tinh lớn nằm trong vùng sống được, như nhóm các hành tinh dạng hycean (các hành tinh được bao phủ bởi đại dương), những đột phá quan trọng nhất có thể đến với sự phát triển của công nghệ kính thiên văn…
NGC 3156

Thiên hà thấu kính NGC 3156 trong hình ảnh của Hubble

Bức ảnh đẹp như mơ này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy thiên hà có tên là NGC 3156. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 73 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao…
Chandra images

Những hình ảnh mới tuyệt đẹp từ kính thiên văn không gian Chandra

Một bộ hình ảnh vừa được giới thiệu bởi đài quan sát không gian Chandra X-ray của NASA, làm nổi bật dữ liệu đáng chú ý của nó. Những đối tượng này đã được quan sát ở những dải sóng vốn không thể nhìn…

Kiến thức

Hoạt động

Astronomy online class

Đăng ký khóa học thiên văn trực tuyến năm 2023 của VACA

by VACA
VACA xin thông báo lịch học và kế hoạch tuyển sinh lớp học online dành cho người có tuổi tối thiểu là 16, gồm ba phần độc lập bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 2023.
seminar

VACA tham gia "Cuộc hội ngộ của các nhà khoa học thiên văn"

Tối 15 tháng 7 vừa qua, nhận lời mời của Nhà xuất bản Tri thức, đại diện của VACA đã tham gia thuyết trình và giai lưu với người yêu khoa học trong sự kiện "CUỘC HỘI NGỘ CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC THIÊN…
Đặng Vũ Tuấn Sơn

Các bạn nhỏ cùng "khám phá vũ trụ" suốt mùa hè trong chương trình của VACA

Điều thú vị của thiên văn học là nó có thể gần gũi với tất cả mọi người, có thể khiến người ta muốn ngắm nhìn thế giới hơn, và có thể dễ dàng kết nối trí não của chúng ta với mọi lĩnh vực khoa học…

Bài viết, Ý kiến

Voyager 1 and Pale blue dot

Pale Blue Dot và sự cô độc của chúng ta trong vũ trụ

by Đặng Vũ Tuấn Sơn
Đây là một bức ảnh nổi tiếng mà tôi thường đưa vào bài giảng của mình. Nhìn qua, bạn chẳng thấy nó có gì đặc biệt nếu không biết rằng nó là hình ảnh của chính Trái Đất chúng ta trong vũ trụ, được chụp ở khoảng cách 6 tỷ km.
gravitational wave

Một kỷ nguyên mới của nghiên cứu đang mở ra

Đã có tới hai giải Nobel được trao cho sự xác nhận sóng hấp dẫn. Điều đó có lẽ có thể làm bạn hình dung phần nào về vai trò của loại bức xạ này. Việc kiểm chứng sự tồn tại của sóng hấp dẫn do chuyển…
time

Thời gian hoạt động như thế nào?

Khi bàn về thời gian, bạn rất dễ nhanh chóng bị lạc vào sự phức tạp của chủ đề. Thời gian ở xung quanh chúng ta - nó luôn tồn tại và là cơ sở để chúng ta ghi nhận lại sự sống trên Trái Đất. Đó là…

Tài liệu, Tiện ích

21st century Astronomy

Thiên văn học thế kỷ 21: Hai thập kỷ đã qua, một tương lai phía trước

by VACA
Cuốn sách này là một tài liệu mang lại cho độc giả cái nhìn xuyên suốt về toàn bộ những giai đoạn phát triển của khoa học vũ trụ tính từ đầu thế kỷ cho tới nay. Cũng qua đó, người yêu khoa học cũng sẽ có một cái nhìn thoáng qua về những kỳ vọng của tương lai thông qua những phân tích chi tiết về viễn cảnh của những lĩnh vực mũi nhọn trong nghiên cứu vũ trụ,…
Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn

[Ebook] Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn

Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn là cuốn sách có lượng tri thức toàn diện nhất từng được biên soạn bởi VACA. Sách được thực hiện dưới dạng từ điển tra cứu theo mục từ, với tổng số gần 2.000…
Death of the Milky Way

[Video] Cái chết của Milky Way

Thiên hà của chúng ta đã ra đời từ rất lâu, là nơi chứa toàn bộ Hệ Mặt Trời cùng ít nhất là hơn 100 tỷ ngôi sao khác. Nhưng nó không phải là vĩnh cửu. Milky Way đang chết. Trong tập phim này, bạn sẽ…

Giải trí

panspermia

Ý tưởng kỳ lạ về việc COVID-19 có nguồn gốc từ ngoài không gian

by VACA
Nếu có gì đó mang chút màu sắc khôi hài ở đại dịch COVID-19 đã làm cả thế giới mệt mỏi và lo lắng suốt năm 2020, thì có lẽ đó là hàng loạt những giả thuyết kỳ quái về nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, trong số đó, có một giả thuyết đủ xa vời nhưng lại cũng có vẻ hợp lý khi nhìn theo một số góc độ, đó là ý tưởng cho rằng virus corona mang theo bệnh dịch này đã…
Brahe

Cuộc đời kỳ lạ và cái chết bí ẩn của Tycho Brahe

Tycho Brahe (1546-1601) là một nhà thiên văn có ảnh hưởng lớn trong lịch sử khoa học. Ngoài những di sản để lại cho nhân loại, các tài liệu lịch sử còn ghi nhận những câu chuyện cho thấy ông đồng…

Vài năm gần đây, thiên văn học trở nên được chú ý hơn tại Việt Nam. Bằng chứng cụ thể chính là hoạt động của các tổ chức, câu lạc bộ thiên văn tại nhiều nơi trong nước; sách báo, tài liệu ngày một nhiều và rõ ràng nhất là sự chú ý của người dân đến các hiện tượng thiên văn như trận mưa sao băng Leonids có cực điểm vừa diễn ra vào đêm qua (17/11). Nhưng liệu điều đó có hoàn toàn là đáng mừng hay không thì chúng ta hãy thử một lần nhìn nhận lại xem sao.

 

 

Cách đây chừng 10 năm, nếu bạn nói bạn thích thiên văn hay là bạn đang đọc một cuốn sách thiên văn thì cứ 10 người nghe sẽ có từ 6 đến 7 người hỏi bạn "thiên văn là gì thế?", số còn lại thì sẽ tỏ ra chẳng có gì mặn mà cho lắm. Vài năm sau, khoảng 7-8 năm trước, thời gian mà CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) của chúng tôi được thành lập và có thể là 2 hay 3 năm sau đó nữa, với cùng tình huống đó, sẽ chỉ có khoảng 2 đến 3 người hỏi bạn thiên văn là gì, nhưng bù lại sẽ có 2 hoặc 3 người khác hỏi bạn toàn những vấn đề nào thời tiết, nào bói toán cứ như bạn là ... thầy phù thủy. Và hiển nhiên, vào những khoảng thời gian nêu trên thì người ta cũng chẳng mấy chú ý đến các hiện tượng thiên văn như nhật thực, nguyệt thực, sao băng .... Khoảng 3 năm gần đây thì sự chú ý của công chúng đến các hiện tượng thiên văn rõ ràng tăng lên rất nhanh. Các hiện tượng diễn ra trên bầu trời được chú ý đến mức đôi khi chỉ là trận mưa sao băng rất nhỏ mà năm nào cũng diễn ra nhiều lần, hay một hiện tượng nguyệt thực một phần không phải là hiếm có lắm mà lập tức không biết bao nhiêu phương tiện truyền thông đưa tin, không biết bao nhiêu con người biết đến. Có những lần thú thực là tôi (tác giả bài viết này) phát xấu hổ vì có bạn gọi điện hỏi quan sát một trận mưa sao băng đêm ấy sẽ diễn ra mà chính tôi còn chẳng nhớ ra hay có khi còn không biết.

 

Vẫn biết rằng xã hội phát triển, khoa học được chú ý đến nhiều thì người làm khoa học không thể không vui, nhưng liệu đó đã phải tất cả hay chưa?

Ngày hôm qua và hôm kia, tôi nhận được không ít cuộc điện thoại của phóng viên, biên tập viên các báo và cả độc giả yêu thiên văn của website thienvanvietnam.org hỏi về việc quan sát trận mưa sao băng Leonids sẽ diễn ra. Tất nhiên tôi luôn trả lời chính xác những gì tôi biết về sao băng, mưa sao băng và cả bản thân trận mưa sao băng mà tôi đã nhiều lần quan sát này. Tuy nhiên một hiện tượng thiên văn diễn ra trong khí quyển không thể không phục thuộc vào các yếu tố không khí, thời tiết. Vì không nắm được thời tiết cụ thể tại miền Trung và miền Nam nên tôi chỉ luôn nói rằng ở miền Bắc khả năng quan sát được là rất rất ít, chưa kể thời tiết mùa đông nhiệt độ ban đêm rất lạnh nên các báo nếu đăng bài thì nên khuyên các độc giả rất cân nhắc trước khi quyết định quan sát. Thức một đêm rồi vừa lạnh, vừa không quan sát được gì, biết đâu hôm sau lại mất cả đi học, đi làm, mà cái quan trọng nhất là sẽ mất hứng, mất lòng tin thì thật không nên chút nào. Thế nhưng trong khi đó thì rất nhiều tờ báo, diễn đàn, website đã đăng tin tung hê lên rằng trận mưa sao băng Leonids là trận lớn nhất trong năm và độc giả không nên bỏ lỡ cơ hội hiếm có. Việc này không phải lần đầu mà đã rất nhiều lần trong ít nhất 2 năm nay. Ví dụ như hồi giữa năm 2008 tự nhiên rất nhiều tờ báo gọi đến hỏi tôi về 1 trận mưa sao băng mà tôi còn phải tra sách mới nhớ ra, họ lí giải vì có 1 nhà thiên văn của Việt Nam (không tiện nêu tên) tiết lộ cho họ rằng nên "chuẩn bị chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kì thú". Với trách nhiệm là 1 người phổ biến kiến thức thiên văn tôi đành trả lời các phóng viên khi đó rằng đúng là có 1 trận mưa sao băng vào đêm đó nhưng độc giả cũng không nên quá kì vọng vì nó rất nhỏ thôi, và quả thật đêm đó không một nơi nào tại Việt Nam quan sát được dù chỉ một nhúm ... mưa bụi. Thậm chí từng có một số nhà thiên văn (có lẽ là không chuyên) của Việt Nam còn "không ngượng ngùng" tuyên bố lên mặt báo rằng "theo dự đoán của chúng tôi thì ..." hay là "chúng tôi quan sát thấy ..." trong khi thật ra những trận mưa sao băng diễn ra đều đặn hàng năm, năm nào Leonids chẳng rơi vào đêm 17 tháng 11, chỉ khác nhau giờ cực điểm thì đã có các tổ chức thiên văn lớn của thế giới dự đoán hộ, cứ đổi ra giờ Việt Nam là xong hết, thật không thể hiểu nổi.

Mỗi lần sau những bài tung hô vô căn cứ, làm cho mỗi độc giả tin rằng sắp được quan sát "một hiện tượng kì thú và tuyệt vời", người ta lại bỏ công thức đêm, có người hôm sau cảm lạnh, người thì phải nghỉ học hay nghỉ làm, để rồi cái thu lại được thật đơn giản là sự hụt hẫng, mất lòng tin vào những gì họ nghe được về thiên văn. Thiên văn là một khoa học, cho dù việc quan sát một hiện tượng chỉ mang tính đại chúng, giải trí, không có tính nghiên cứu thì cũng không thể vì thế mà làm nó mất chính xác một cách thái quá. Đã làm báo, đã đăng tin thì phóng đại, lựa lời là điều hiển nhiên không ai có thể trách nhưng đến mức sai lệch hết thì thật sự không ổn.

 

Qua bài viết này, trân trọng gửi mong muốn đến trước hết là các nhà thiên văn dù chuyên nghiệp hay không chuyên của Việt Nam đừng nên vì cái danh hão mà tung tin bừa bãi để tự hủy hoại lòng tin của người yêu khoa học. Các nhà báo, phóng viên, các độc giả yêu thiên văn cũng hãy nên hết sức thận trọng xác minh các nguồn tin mình nhận được để tránh hiểu nhầm không đáng có. Vì sự phát triển lành mạnh của khoa học Việt Nam!

 

Đặng Vũ Tuấn Sơn